当前位置:首页 > La liga

【7m.cn.livecore】Triều Tiên được gì khi bất ngờ “xuống nước” với Hàn Quốc?

trieu tien duoc gi khi bat ngo xuong nuoc voi han quoc

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu mừng năm mới. Ảnh: Yonhap.

Những chuyển biến tích cực đầu tiên xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong bài phát biểu đầu năm tuyên bố sẵn sàng gửi phái đoàn tham dự Thế vận hội mùa đông ở PyeongChang, Hàn Quốc. Đáp lại, chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in “sốt sắng” đề xuất một cuộc gặp cấp cao trực tiếp giữa quan chức hai nước vào ngày 9/1 tới để bàn bạc về khả năng này.

Rõ ràng, trong khi Mỹ cảnh báo sẽ không công nhận bất kỳ cuộc đàm phán nào giữa Triều Tiên và Hàn Quốc trừ khi tiến trình này đem lại kết quả là việc cấm toàn bộ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thì việc Hàn Quốc hào hứng trước triển vọng đối thoại với Triều Tiêu đã cho thấy mâu thuẫn bắt đầu nhen nhóm giữa Washington và Seoul.
Việc Hàn Quốc chấp nhận đối thoại gần như là vô điều kiện với Triều Tiên có thể đi ngược lại chủ trương của Mỹ, đặc biệt là với cái gọi là “Chiến dịch áp lực tối đa” để cô lập hoàn toàn Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders mới đây vẫn khẳng định, chính sách của Mỹ với Triều Tiên không thay đổi.

“Chúng tôi vẫn cam kết tiếp tục gây sức ép tối đa, cũng như hợp tác với các đối tác trong khu vực, trong đó có Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc tích cực với các bên, thúc đẩy việc gia tăng áp lực, với hy vọng Triều Tiên có những quyết định sáng suốt hơn”- Thư ký báo chí Nhà Trắng cho biết.

Phủ Tổng thống Hàn Quốc chiều 4/1 thông báo đã tổ chức cuộc họp của Ủy ban thường trực Hội đồng an ninh quốc gia Hàn Quốc (NSC), thảo luận việc chuẩn bị cho đàm phán liên Triều và phương án cụ thể cho việc Triều Tiên tham dự Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, đề nghị cử đoàn vận động viên tham dự Thế vận hội và tổ chức đàm phán với Hàn Quốc của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ đào sâu khoảng cách giữa Mỹ và Hàn Quốc khi mà Mỹ vẫn còn hoài nghi về khả năng mở ra các cuộc đàm phán liên Triều. Hơn nữa, trước đó, Mỹ từng thẳng thừng cảnh báo có thể tẩy chay Thế Vận hội Olympics 2018 tại Hàn Quốc nếu đoàn Triều Tiên tham gia vào sự kiện thể thao lớn này.

Một câu hỏi lớn đang được đặt ra là liệu nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có dụng ý gì khi bất ngờ phát đi thông điệp đầu năm mới thể hiện sự cứng rắn cao độ dành cho Mỹ nhưng xuống nước bất ngờ với nước láng giềng Hàn Quốc, trong đó mới nhất là việc tái lập đường dây nóng liên Triều.

Về phía Mỹ, Bộ Ngoại giao nước này đã lên tiếng tố cáo thẳng thừng Triều Tiên cố tình gây sứt mẻ trong quan hệ liên minh Mỹ-Hàn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nhấn mạnh, Triều Tiên có thể đang “cố gắng tìm cách khoét sâu loại mâu thuẫn nào đó” giữa Washington và Seoul.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia phân tích nhận định rằng, có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên đang tìm cách ra điều kiện nới lỏng các biện pháp trừng phạt và huỷ bỏ các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn. Bên cạnh đó, cũng không ít hoài nghi rằng nhà lãnh đạo này đang tận dụng các cuộc đàm phán để tiếp tục hoàn thiện vũ khí hạt nhân.

Giáo sư Mason Richey của trường Đại học Hankuk ở Hàn Quốc đưa ra khả năng rằng, có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên đang muốn kiểm chứng xem Mỹ và Hàn Quốc “có khả năng chấp nhận đến đâu”. Trong khi nhà nghiên cứu về Châu Á học tại trường Wellesley College, bang Massachusetts, Mỹ Katherine Moon thì lên tiếng cảnh báo rằng, lời đề nghị đàm phán của Bình Nhưỡng sẽ đi kèm với "giá đắt" và rằng không nên vội vàng tin những lời đề nghị này sẽ đặt nền móng cho các tín hiệu tích cực.

分享到: