Bà Anu Madgavkar (giữa) tại Lễ công bố Báo cáo “Hiệu quả vượt trội: Các nền kinh tế mới nổi với sức tăng trưởng cao và những doanh nghiệp hậu thuẫn”. Ảnh Báo QĐND |
Báo cáo được tiến hành dựa trên phân tích ở 71 quốc gia đã nhận diện được các chính sách hỗ trợ tăng trưởng và nêu bật được vai trò trọng yếu của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy hiệu quả vượt trội.
Trong tổng số 71 nền kinh tế được phân tích,ệtNamnằmtrongnềnkinhtếcótốcđộtăngtrưởkq shandong taishan có 18 nền kinh tế (chiếm khoảng ¼) được đánh giá là “đạt hiệu quả vượt trội”. 7 nền kinh tế đã tăng trưởng GDP bình quân đầu người hơn 3,5% trong vòng 50 năm, từ năm 1965 đến năm 2016. Các nền kinh tế này bao gồm: Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan. 11 nền kinh tế khác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, trong khoảng thời gian ngắn hơn, đạt mức 5% mỗi năm trong 20 năm kể từ năm 1996 đến 2016. Đó là: Azerbaijan, Belarus, Campuchia, Ethiopia, Ấn Độ, Kazakhstan, Lào, Myanmar, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.
Báo cáo nêu bật hai yếu tố then chốt tạo nên sự tăng trưởng vượt trội. Thứ nhất, các nền kinh tế vượt trội hơn có xu hướng phát triển một nghị trình hỗ trợ tăng trưởng cho các lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân nhằm thúc đẩy năng suất, tăng thu nhập và nhu cầu. Các bước thúc đẩy tích lũy vốn, bao gồm tiết kiệm bắt buộc (trong một số trường hợp). Chính phủ các nước này có khuynh hướng đầu tư phát triển năng lực, nhanh nhạy, luôn cởi mở cho việc thử nghiệm và sẵn sàng điều chỉnh và áp dụng các thông lệ toàn cầu phù hợp với bối cảnh thực tế trong nước. Quan trọng hơn, các chính sách cạnh tranh mà các quốc gia này thực hiện đã tạo động lực để tăng năng suất, tăng cường đầu tư và gia tăng số lượng các doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao.
Thứ hai là vai trò nổi bật của các doanh nghiệp lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Trong giai đoạn 1995 - 2016, doanh thu mà các doanh nghiệp này đóng góp vào GDP của các nền kinh tế đang phát triển có sức tăng trưởng vượt trội đã tăng gấp gần ba lần - từ khoảng 22% GDP lên đến 64% GDP. Con số đó nhiều gấp hơn hai lần so với các nền kinh tế đang phát triển khác. Giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp tăng trưởng vượt trội đóng góp vào GDP cũng nhiều gấp đôi tỷ trọng của các doanh nghiệp khác, tăng từ 11% năm 1995 lên 27% năm 2016.
Bà Anu Madgavkar- Phó tổng giám đốc Tư vấn chiến lược kinh doanh quốc tế, người thực hiện Báo cáo, cho rằng, trong 15 năm qua, Việt Nam là một trong rất ít quốc gia trên thế giới có nhiều đổi mới về công nghệ, giúp cải thiện về năng suất, tăng tính cạnh tranh. Với nền tảng lực lượng lao động có kỹ năng nghề nghiệp, Việt Nam cần tận dụng lợi thế này trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. “Tuy nhiên, các nền kinh tế ASEAN cần lưu ý tới vấn đề già hóa dân số. Theo đó, đến năm 2030, khoảng 10% dân số khu vực ASEAN sẽ ở độ tuổi 65 trở lên. Do đó, lợi thế nhân công sẽ trở thành bất lợi trong tương lai. Cùng với đó, nhiều vấn đề như nhân khẩu học, đô thị hóa, dịch chuyển lao động cũng cần được xem xét”, bà Anu Madgavkar nhấn mạnh.
Theo bà Anu Madgavkar, các nền kinh tế mới nổi sẽ chiếm xấp xỉ 50% tăng trưởng toàn cầu vào năm 2030, và con số này có thể tăng lên 72% nếu các nước này có thể nâng cao năng suất để GDP toàn cầu đạt mức tăng thêm 11 ngàn tỷ USD. Động lực tăng trưởng mạnh mẽ đó sẽ tiếp tục thúc đẩy cơ hội cho hợp tác thương mại giữa các nước đang phát triển.
Viện Toàn cầu McKinsey (MGI) là đơn vị nghiên cứu các vấn đề kinh doanh và kinh tế thuộc McKinsey & Company. Viện được thành lập vào năm 1990 nhằm xây dựng một hiểu biết sâu rộng hơn về sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. MGI không nghiên cứu theo đơn đặt hàng hay kinh phí của bất cứ doanh nghiệp, chính phủ hay viện nào khác. Viện Lauder tại Đại học Pennsylvania đã xếp hạng MGI là Viện nghiên cứu tư doanh số 1 trên thế giới trong Chỉ số Go To Think Tank toàn cầu năm 2017. |