当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【nhận định hull city】“Thế chân vạc” ở Iraq

the chan vac o iraq

Phó Tổng thống Tariq Al-Hashemi là mục tiêu đầu tiên trong cuộc tranh giành phe phái trên chính trường Iraq

Ngay sau khi Mỹ hoàn tất tiến trình rút quân vào cuối tháng 11,ếchânvạcởnhận định hull city Iraq lập tức rơi vào khủng hoảng, với tâm điểm là Phó Tổng thống Tariq al-Hashemi bị cáo buộc liên quan tới các hoạt động khủng bố, kích thích mâu thuẫn giữa các thế lực chính trị chủ yếu tại Iraq.

Ông Tariq al-Hashemi là một trong những nhân vật đứng đầu của phe Hồi giáo Sunni, nắm giữ một trong những chức vụ cao nhất trong chính quyền mà phái này đảm nhiệm. Chủ trương chính trị của ông này là phản đối sự có mặt của quân đội Mỹ tại Iraq, bảo vệ lợi ích của người Sunni, là nhân vật đối lập chủ yếu của Thủ tướng Nouri al-Maliki - lãnh đạo phe Hồi giáo Shi'ite trong chính quyền.

Kể từ ngày 17-12, lực lượng an ninh trực thuộc nội các của Thủ tướng Maliki đã liên tiếp bắt giữ các nhân viên bảo an phục vụ ông Hashemi và tuyên bố ông Hashemi phải chịu trách nhiệm về việc dấy lên các sự kiện tấn công khủng bố gần đây.

Đỉnh điểm của diễn biến là Hội đồng thẩm phán tối cao Iraq ra lệnh bắt giữ Phó Tổng thống Hashemi, khiến ông này buộc phải ẩn náu tại khu tự trị của người Kurrd ở phía Bắc. Phái người Kurd và người Sunni có thể coi động thái này là việc hình thành liên minh mang tính tạm thời, cùng nhau chống lại thế lực của người Shi'ite.

Thế kiềng ba chân này có lợi cho Mỹ. Trên thực tế, sau khi rút hoàn toàn quân đội, Mỹ đã lôi kéo, kết hợp với cả ba thế lực, không để thế lực nào lấn át. Mỹ trợ giúp phái Shi'ite – lực lượng chủ đạo trong chính quyền mới ở Iraq; đồng thời lợi dụng phái Sunni và người Kurd để kiểm chế người Shi'ite, đặc biệt là khi thế và lực của Thủ tướng Maliki ngày càng lớn mạnh. Mỹ đã từng củng cố các thế lực chống Thủ tướng Maliki, làm suy yếu lực lượng của ông này.

Đối với "con ngựa bất kham" là phái Sunni, Mỹ chủ yếu là đàn áp, nhưng cũng tranh thủ lôi kéo, không để người của phái Sunni nắm thực quyền có tiếng nói trong chính quyền trung ương, có ý loại trừ sự phát triển quân đội của họ. Đồng thời, Mỹ cũng ủng hộ khu tập trung đông người theo phái Sunni là tỉnh Salaha Din và Diyala, đưa ra yêu cầu tự trị ở đây để hạn chế phái Shi'ite. Đối với người Kurd, Mỹ giúp họ xây dựng khu tự trị, nhưng lại thuận theo chủ trương của phái Sunni và phái Shi'ite, phản đối người Kurd độc lập…

Mỹ can thiệp khiến thế lực ba bên không thể ngồi lại với nhau, cũng chẳng thể “nuốt gọn” nhau, tạo cho Mỹ trở thành trọng tài cuối cùng của cục diện chính trị Iraq. Thế cân bằng này quả là hết sức tinh vi, đặc biệt là các phái lợi dụng tổ chức vũ trang mà họ nắm trong tay, lấy tấn công khủng bố làm chiêu bài để làm suy yếu thực lực của đối thủ chính trị, khiến tình hình Iraq biến động, bất an.

Theo báo “Thái dương”, Mỹ năm xưa đã mượn danh “vì thiên hạ” mà xâm lược Iraq, tuyên bố cần lật đổ chế độ độc tài Saddam Hussein, trả lại sự tự do, dân chủ cho người Iraq. Ngày nay, quân đội Mỹ đã hoàn toàn rút đi, người dân Iraq có được dân chủ hơn, tự do hơn trước kia hay không? Giờ đây, Saddam Hussein đã chết song lại "nảy ra" nhiều "Saddam" khác. Phải chăng đây chính là "khoản lại quả" mà người Mỹ muốn để lại cho người dân Iraq trước khi về nước?

Hữu Thắng

分享到: