【tỷ số giải ngoại hạng trung quốc】Tìm mọi giải pháp 'xoa dịu cơn khát' do hạn hán ở Tây Nguyên
Ứng trước 2.000 tấn gạo cứu đói đồng bào bị hạn hán
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc,ìmmọigiảiphápxoadịucơnkhátdohạnhánởTâyNguyêtỷ số giải ngoại hạng trung quốc Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cùng nhiều bộ, ngành, lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên đã trực tiếp đi kiểm tra một số địa phương bị thiệt hại nặng do nắng hạn ở Gia Lai....
Sau khi đi kiểm tra thực tế, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các tỉnh Tây Nguyên và lực lượng quân đội đứng chân trên địa bàn đã có nhiều giải pháp cấp bách và tích cực để phòng chống hạn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ứng trước 2.000 tấn gạo cứu đói đồng bào bị hạn hán ở Tây Nguyên. Ảnh TTX
Xác định tình trạng hạn hán đang diễn ra trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên rất nghiêm trọng và còn kéo dài, Phó Thủ tướng lưu ý các địa phương tập trung tìm mọi cách giảm thiểu thiệt hại và tuyệt đối không được để dân đói, khát và dịch bệnh.
Phó Thủ tướng cũng đã nhất trí cho ứng trước 2.000 tấn gạo để bốn tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Kon Tum cứu đói cho người dân bị ảnh hưởng do hạn hán, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Cũng tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng yêu cầu các thủy điện trên địa bàn phải xả nước tối đa để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân; chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương rà soát và lựa chọn kỹ lưỡng để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi có hiệu quả và mang tính bền vững.
Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, các Bộ, ngành và các địa phương phải tập trung bảo vệ các diện tích cây công nghiệp và tiếp tục đầu tư, xây dựng có trọng điểm cho các vụ sau. Các địa phương tập trung trồng rừng đặc biệt là các vùng đầu nguồn và các vùng xung yếu để xây dựng phương án phòng chống thiên tai dài hạn.
Buổi sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi kiểm tra thực tế cánh đồng lúa nước rộng trên 200ha tại xã Chư Dôn, huyện Chư Pưh. Tại đây, nhiều diện tích lúa chưa kịp thu hoạch đã bị chết hoàn toàn, khắp các chân ruộng đều nứt nẻ. Không ít diện tích lúa ở đây, bà con phải lùa bò vào cho ăn vì không còn khả năng thu hoạch...
Đến thăm bà con ở xã H'Bông (huyện Chư Sê) - một trong những xã khó khăn nhất về nước tưới và nước sinh hoạt của huyện, Phó Thủ tướng chia sẻ với những khó khăn của bà con nơi đây; khẳng định Chính phủ, chính quyền địa phương quyết không để nhân dân bị đói ăn, khát uống, không để xảy ra dịch bệnh.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị bà con nông dân cùng với chính quyền địa phương, nghiên cứu chuyển đổi cây trồng phù hợp, không nhất thiết cứ phải trồng lúa nước để rồi bị nắng hạn.
Mặc dù đã được dự báo và triển khai nhiều biện pháp đón đầu nhằm hạn chế thiệt hại do nắng hạn gây ra, nhưng Chư Pưh vẫn là một trong những huyện bị thiệt hại nặng nhất tỉnh.
Báo cáo từ huyện này cho biết, tính đến ngày 24/3, toàn huyện đã có 432/510,5ha lúa đông xuân của 1.697 hộ bị mất trắng, tổng thiệt hại gần 9,5 tỷ đồng. Đối với cây công nghiệp, có 165ha cà phê, hồ tiêu của 157 hộ không còn nước để tưới; khoảng 800ha hồ tiêu và 1.000ha cà phê cũng đang rất khó khăn về nước tưới, tổng thiệt hại ban đầu trên 9,8 tỷ đồng. Không những cây trồng thiếu nước tưới, dẫn đến chết cháy mà nước sinh hoạt cho nhân dân trong huyện cũng hết sức khó khăn.
Hiện toàn huyện có khoảng 10.500 giếng đào phục vụ nước sinh hoạt cho người dân, nhưng toàn bộ số giếng này đã bị giảm mực nước, trong đó có gần 5.400 giếng bị khô kiệt hoàn toàn. Tình hình trên đã làm cho gần 1.300 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt tập trung, trong đó có 1.120 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.
Tại xã Chư Dôn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đến thăm cánh đồng lúa nước rộng trên 200ha. Tại đây, nhiều diện tích lúa chưa kịp thu hoạch đã bị chết cháy hoàn toàn, đồng ruộng nứt nẻ đút lọt bàn chân. Không ít diện tích lúa ở đây, bà con phải lùa bò vào cho ăn vì không còn khả năng thu hoạch.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tìm mọi giải pháp khắc phục hạn hán, ổn định sản xuất cho vùng Tây Nguyên. Ảnh ST
Qua kết quả rà soát, toàn huyện đã có 577 hộ với 3.165 nhân khẩu bị thiếu đói. Theo ông Lưu Trung Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh, thì phải cần 142.425kg gạo để hỗ trợ cứu đói trong vòng 3 tháng. Bên cạnh những biện pháp khắc phục dài hơi thì trước mắt, huyện đã xuất ngân sách hơn 700 triệu đồng, hỗ trợ cho nhân dân tiền dầu để bơm tưới, sửa chữa, nạo vét giếng và các công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
Phó Thủ tướng cũng đã đến thăm bà con ở xã H'Bông (huyện Chư Sê) - một trong những xã khó khăn nhất về nước tưới và nước sinh hoạt của huyện. Tại đây, Phó Thủ tướng hết sức chia sẻ trước những khó khăn của bà con, ông hứa Chính phủ, chính quyền địa phương quyết không để nhân dân bị đói ăn, khát uống, không để xảy ra dịch bệnh... Phó Thủ tướng cũng đề nghị bà con nông dân cùng với chính quyền địa phương, nghiên cứu chuyển đổi cây trồng phù hợp, không nhất thiết cứ phải trồng lúa nước để rồi bị nắng hạn.
Tây Nguyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán kéo dài
Theo thống kê, hiện toàn Tây Nguyên đã có đến 95.000ha cây trồng thiếu nước tưới. Trong khi đó, hầu hết các công trình thủy lợi trên địa bàn Tây Nguyên, mực nước chỉ còn 20 - 40%. Toàn vùng có 7.100ha cây trồng đã dừng sản xuất do thiếu nước. Dự báo từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, đến tháng năm, tháng sáu vẫn còn nắng hạn, theo đó sẽ có khoảng gần 170.000ha cây trồng toàn vùng bị ảnh hưởng nặng.
Tại Gia Lai, tính đến nay đã có 13.500ha cây trồng bị khô hạn, trong đó 2.600ha mất trắng. Cụ thể: 4.210ha cà phê, hơn 1.300ha hồ tiêu thiếu nước tưới, thiệt hại trên 150 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 340 hồ, đập phục vụ nước tưới cho 54.684ha cây trồng, tuy nhiên hiện chỉ còn khoảng 1/3 công trình nói trên còn nước, mà là còn rất ít. Toàn tỉnh có trên 7.050 hộ thiếu nước sinh hoạt, tập trung ở các huyện Chư Sê (1.648 hộ), Chư Pưh (1.269 hộ), Krông Pa (2.165 hộ), Kbang (581 hộ)... Hạn hán đã làm 14.695 hộ (64.289 khẩu) trên địa bàn tỉnh bị thiếu đói. Các địa phương đã chủ động xuất ngân sách huyện, mua 238 tấn gạo cứu đói cho 1.891 hộ (9.189 khẩu). Theo tổng hợp thì toàn tỉnh cần khoảng 1.510 tấn gạo để cứu đói cho dân.
Tỉnh Kon Tum hiện có khoảng 4.000ha cây trồng bị hạn, tập trung chủ yếu ở cây công nghiệp, nếu từ nay đến tháng năm, tháng sáu mà không mưa sẽ có trên 6.000ha bị ảnh hưởng do hạn. Toàn tỉnh Kon Tum hiện có 4.142 giếng nước bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến khoảng 5.400 hộ, nếu đến tháng năm, tháng sáu mà chưa mưa sẽ có khoảng 5.000 giếng bị cạn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của trên 7.000 hộ dân.
Tại Đăk Lăk, ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (đô thị loại 1) mà có những con phố, đến hai ngày vẫn không có nước để cấp cho nhân dân sinh hoạt. Dự báo đến cuối tháng tư vẫn chưa có mưa, toàn tỉnh sẽ có khoảng 80.000 ha cây trồng bị thiệt hại do hạn (trong đó có khoảng 30.000ha cà phê).
Tỉnh Lâm Đồng bị nhẹ hơn so với các tỉnh trong khu vực, nhờ vào công tác dự báo chính xác, tổ chức chủ động đón đầu, huy động tổng lực sức dân trong công tác đón hạn và chống hạn. Tuy nhiên cho đến nay, toàn tỉnh cũng đã có 1.000ha cây trồng bị hạn. Dự báo đến cuối tháng tư sẽ có khoảng trên 4.000ha cây trồng toàn tỉnh bị thiệt hại do hạn. Theo lãnh đạo tỉnh này thì toàn tỉnh cần khoảng trên 50 tỷ đồng để chống hạn năm nay....
Hồng Anh(T/h)
下一篇:Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
相关文章:
- Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- Thi công công trình hầm giao thông bằng bê tông phun theo TCVN 13509:2022
- Xử phạt Công ty CP Dược Danapha do sản xuất dung dịch nhỏ mũi Xylometazolin vi phạm chất lượng
- Quản lý rủi ro hiệu quả thông qua áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000
- Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- Triển khai, thử nghiệm và áp dụng hồ sơ sức khỏe điện tử thành công với tiêu chuẩn quốc tế
- Tiêu chuẩn mới giúp xét nghiệm vi khuẩn cho nhiều loại nước
- Doanh nghiệp Hà Nội xúc tiến xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Malaysia
- 10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- Tham gia thị trường tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?
相关推荐:
- Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- Quảng Ngãi: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
- Thông báo dự thảo quy định về việc ghi nhãn thực phẩm
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị
- Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- Xây dựng công đoàn vững mạnh: Sự nhiệt tình, trách nhiệm phải đặt lên hàng đầu
- Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất trong nâng cao năng suất ngành dệt may
- Lấy ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá
- Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- Đại hội đồng GS1 toàn cầu 2024: Định hướng tương lai, thúc đẩy đổi mới chuỗi cung ứng
- PM to visit Laos, co
- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- VN meets right conditions to build international financial centre: PM