【viettel vs slna】Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Bắc Kạn về an toàn thực phẩm
Bắc Kạn: Đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng,ĐoànkiểmtraliênngànhTrungươnglàmviệcvớiBắcKạnvềantoànthựcphẩviettel vs slna đặc sản miền núi Bắc Kạn: Quan tâm phát triển hạ tầng công nghiệp |
Theo đó, Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 5 gồm các bộ: Công Thương, Công an, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Bắc Kạn và một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm thực hiện kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024.
Phân cấp trách nhiệm quản lý cho từng Sở, ngành
Ông Nguyễn Việt Tấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) - Trưởng đoàn Kiểm tra liên ngành Trung ương số 5 cho biết: Hoạt động này nhằm thực hiện Kế hoạch 1540/KH-BCĐTƯATTP ngày 13 tháng 12 năm 2023 về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024. Trong đó nội dung tập trung vào: Công tác chỉ đạo, xây dựng ban hành kế hoạch và triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; hoạt động của các mô hình điểm an toàn thực phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn theo điều kiện đặc thù của địa phương; việc lập kế hoạch và triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm của địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024.
Theo ông Nguyễn Việt Tấn, hoạt động này nhằm hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024. Đồng thời tăng cường thanh, kiểm tra liên ngành từ Trung ương đến cấp xã, tập trung vào nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn.
“Bên cạnh đó, tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phổ biến các quy định về ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân”- ông Nguyễn Việt Tấn nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Việt Tấn ( thứ 2 từ trái sang) - Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 5 đã kiểm tra công tác ATTP tại BK Mart (Ảnh: Thu Hường) |
Báo cáo Đoàn kiểm tra, ông Trần Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Công Thương, Phó trưởng Ban chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Kạn cho biết: Hiện toàn tỉnh Bắc Kạn có 5.024 cơ sở thực phẩm; trong đó có 34 cơ sở sản xuất, 2.137 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 1.165 cơ sở dịch vụ ăn uống và 988 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh, hạn chế sự đùn đẩy trách nhiệm cũng như sự chồng chéo giữa các ngành, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, qua đó phân cấp trách nhiệm cho từng sở, ngành về quản lý ATTP cho các ngành Nông nghiệp, Công Thương, Y tế, đồng thời phân cấp đến các cấp chính quyền địa phương.
Ông Trần Văn Cường thông tin tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương (Ảnh: Thu Hường) |
Đặc biệt, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội xuân 2024, các đoàn liên ngành của tỉnh đã triển khai các đợt thanh tra, kiểm tra, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng. Trong đó, tập trung vào những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết như: Các sản phẩm từ thịt; bia, rượu, nước giải khát; bánh, kẹo; rau, củ, quả; phụ gia thực phẩm. Kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý các vi phạm về vệ sinh ATTP, kiểm soát không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc rượu do methanol.
Ông Phan Nguyên Hải- Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia (Bộ Y tế) - Thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 5 lấy mẫu rượu tại Cơ sở sản xuất và thương mại ANFA để kiểm nghiệm (Ảnh: Thu Hường) |
“Chú trọng kiểm soát những đầu mối sản xuất, nhập khẩu, siêu thị, chợ truyền thống, cơ sở giết mổ. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhằm tăng cường, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng thực phẩm, hướng tới mục tiêu an toàn, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua đường thực phẩm đã được triển khai”- ông Trần Văn Cường cho hay.
Cụ thể, Sở Y tế đã thực hiện hậu kiểm tại 9 cơ sở, lấy 13 mẫu kiểm nghiệm, kết quả đạt 100%; công tác giảm sát đảm bảo ATTP các sự kiện lớn được thực hiện tốt và không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số mẫu giám sát đạt 66/66 mẫu.
Thực hiện kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP Bắc Kạn (Ảnh: Thu Hường) |
Trong khi đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện lấy 56 mẫu rau, củ, quả mẫu kiểm tra xét nghiệm nhanh và 08 mẫu rau củ, quả, thịt lợn, giò để phân tích tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia và kháng sinh cấm, kết quả các mẫu đều đạt tiêu chuẩn, không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia, kháng sinh cấm. Tiến hành lấy 133 mẫu các loại nông sản thuộc 10 nhóm sản phẩm khác nhau. Kết quả phân tích mẫu: 132/133 mẫu không phát hiện tồn dư hoặc có phát hiện nhưng nằm trong ngưỡng cho phép chiếm 99,2%.
Sở Công Thương đã tiến hành tổ chức kiểm tra, hậu kiểm ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương 17 cơ sở, thực hiện lấy 12 mẫu thực phẩm (gồm: 04 mẫu rượu, 04 mẫu bánh nướng và 04 mẫu miến dong, phở)gửi đơn vị kiểm nghiệm được chỉ định của Bộ Công Thương để phân tích các chỉ tiêu chất lượng ATTP trong sản phẩm, các sản phẩm đều đạt.
Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 5 kiểm tra các điều kiện kinh doanh, công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm tại cơ sở trên địa bàn TP Bắc Kạn |
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng, địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội. Công tác truyền thông được yêu cầu đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng.
Tuy nhiên cũng theo ông Cường, khó khăn hiện nay trong công tác quản lý ATTP tại địa phương đó là thiếu cán bộ chuyên trách dẫn đến kết quả làm việc chưa cao. Công tác tuyên truyền chưa đầy đủ và thường xuyên trong khi các hộ kinh doanh chủ yếu nhỏ lẻ, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được theo quy định nên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ kiều kiện an toàn thực phẩm.
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý ATTP
Bà Vi Thị Thúy - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh Bắc Kạn cho biết, để đảm bảo ATTP trước Tết Nguyên đán 2024 và mùa Lễ hội, Ban đã thực hiện 2 đợt kiểm tra về ATTP đối với mặt hàng rau, củ, quả... Trong quá trình thực hiện, công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương đã được thực hiện chặt chẽ. Các cơ sở, hộ kinh doanh được kiểm tra cơ bản đã thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm.
Bà Vi Thị Thúy đã kiến nghị với Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát đối với địa phương để địa phương nâng cao hơn nữa công tác quản lý về ATTP.
Ông Trần Văn Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bắc Kạn cho biết, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực; các cơ sở sản xuất kinh doanh cơ bản đã chấp hành tốt các quy định về thủ tục hành chính, quyền và nghĩa vụ trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Ông Trần Văn Khánh báo cáo với Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương tại buổi làm việc (Ảnh: Thu Hường) |
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Khánh, khó khăn hiện nay của địa phương, do địa bàn miền núi, dân trí hạn chế nên chưa quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm; công tác rà soát, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP vẫn còn chồng chéo, một số nội dung chưa được quy định cụ thể (về tiêu chuẩn chất lượng tương ứng của một số sản phẩm), điều này đã dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng vào việc xác định, xử lý hành vi vi phạm.
Sau khi đi kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP tại một số cơ sở kinh doanh về thực phẩm trên địa bàn tỉnh, nghe báo cáo và ý kiến các thành viên của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh, đại diện Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 5, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng - Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương)- Phó trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 5 đã có kết luận về công tác kiểm tra tại 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tại thời điểm kiểm tra các cơ sở đã xuất trình giấy tờ đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm, tuy nhiên một số sản phẩm tại kho sắp xếp chưa phù hợp, còn để lẫn sản phẩm khác loại; một số sản phẩm chưa lưu giữ bản công bố tiêu chuẩn chất lượng tại cơ sở kinh doanh trong khi cơ quan quản lý là Sở Công Thương có lưu giữ. Đoàn đã tiến hành lấy 01 mẫu rượu của Hợp tác xã rượu men lá Bằng Phúc trước sự chứng kiến của chủ cơ sở kinh doanh và Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh Bắc Kạn.
Ông Nguyễn Việt Tấn phát biểu tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh Bắc Kạn ( Ảnh:Thu Hường) |
Kết luận tại buổi làm việc, ông Nguyễn Việt Tấn đã đánh giá cao và ghi nhận những kết quả đạt được của Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh: Bắc Kạn đã thực hiện đúng yêu cầu của Ban chỉ đạo trung ương và Chỉ thị số 17/ CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Đặc biệt, từ cấp tỉnh đến và huyện/ thị đã ban hành các kế hoạch hành động trong công tác chỉ đạo ATTP. Đồng thời Đoàn kiểm tra đã ghi nhận công tác hậu kiểm ở 3 ngành: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; ngành Y tế đã tổ chức diễn tập các tình huống ngộ độc thực phẩm ở hai đơn vị cấp huyện... qua đó tham mưu cho UBND tỉnh khắc phục kịp thời những hạn chế, nâng cao công tác quản lý và ATTP.
Tuy nhiên để làm tốt hơn nữa, Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 5 đã đề nghị thời gian tới Bắc Kạn cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về ATTP đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh trong công tác tuyên truyền về ATTP.
Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung của Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo đến các đơn vị trong toàn tỉnh thực hiện đầy đủ Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Former top Đà Nẵng officials face jail terms of up to 27 years
- ·VN wants to work with Japan in developing e
- ·Government Inspectorate's efforts lauded in anti
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Party building press works honoured
- ·UN expects Việt Nam to be active Security Council member
- ·Việt Nam attaches importance to relations with Japan: official
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·Presidential Office announces promulgation of 11 new laws
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Prime Minister receives Lao NA Chairwoman
- ·PM Phúc arrived in Myanmar
- ·Defence Minister Ngô Xuân Lịch holds talks with Cambodian counterpart
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Deputy PM calls for more investment from Japan’s Tochigi prefecture
- ·Vietnamese, Lao PMs: inter
- ·The centrality of Vietnam for stability in Asia
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Việt Nam, EU boost comprehensive cooperation