当前位置:首页 > Thể thao

【ket quả laliga】Tản mạn với Huế

1. Ngày 1/1/2018 là tròn 10 năm ngày tôi rời Huế,ảnmạnvớiHuếket quả laliga vượt Hải Vân vào xứ Quảng mưu sinh. Trước đó ít lâu, có một người bạn ở Sài Gòn gọi điện hỏi tôi: “Trường mình vừa mở một ngành học mới, liên quan đến chuyên môn của bạn. Bạn có muốn vào Sài Gòn đầu quân cho trường mình không?”. Tôi đã trả lời: “Tôi sinh ra lớn lên ở Huế, nên cũng sẽ “chết vùi” trong Huế”. Vậy mà…

Tòa lâu đài cổ từ thế kỷ XI, một di sản hoài niệm được tổ chức Union Rempart trùng tu và bảo tồn miễn phí

Cứ tưởng rời Huế rồi thì thân tâm thanh thản, sẽ không còn vương vấn với cái xứ “xa thì nhớ, ở thì bưa” ấy nữa. Nhưng chuyện đời đâu có đơn giản như vậy. Thể xác rời đi nhưng tâm tình ở lại, thân đã trong Quảng nhưng trí vẫn còn ngoài Huế. Vậy nên, nhiều khi tôi vẫn “xum lo” mấy việc bao đồng diễn ra ở Huế, dù không ai khiến.

2. Có lần trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế, tôi đã nói: “Để hiểu Huế, có thể trực tiếp tiếp cận và cọ xát với Huế; nhưng cũng có thể đi khỏi Huế rồi ngắm và ngẫm về Huế từ xa. Lúc đó cái sự hiểu về Huế sẽ trở nên khách quan hơn”.

Tròn 10 năm ở Quảng, tôi nhận thấy tính cách của dân Quảng với dân Huế là vô cùng khác biệt. Người Quảng giàu nhiệt huyết, hừng hực, kết dính với nhau như xôi. Người Huế thâm trầm, bình thản, rời rạc như những hột cơm nguội trong tô cơm hến. Người Quảng cãi nhau chí chóe, không chịu nhận sai, nhưng sau đó thì âm thầm công nhận cái đứa vừa cãi nhau với mình là đúng, rồi tự mình sửa sai. Người Huế không thèm cãi nhau với những kẻ mình cho là không xứng, chỉ im lặng mỉm cười, nên không biết mình sai hay đúng và không có cơ hội sửa sai. Người Quảng trọng thanh danh của tập thể, quê hương. Người Huế trọng thanh danh của gia đình, dòng họ… Người Quảng biết chấp nhận, dung hòa sự khác biệt, thậm chí biết sử dụng sự khác biệt ấy một cách hiệu quả để làm lợi cho mình. Người Huế e ngại, dị ứng với sự khác biệt…

Ấy là những điều mà tôi cảm nhận về tính cách Quảng và tính cách Huế.

Thăm khu phố cổ Troyes ở vùng Lorraine, Pháp

Tôi không chắc tính cách nào hay hơn, nhưng tôi thấy rõ một điều rằng những gì (ai) được cọ xát, va đập, phản biện… thì sẽ có cơ hội để kiểm chứng, trải nghiệm, kiến thức và trưởng thành, và ngược lại.

3. Tôi rời cơ quan cũ ở Huế, nhưng thi thoảng vẫn ngoái nhìn về nơi ấy. Vì nhớ và vì muốn dõi theo từng bước đi của nơi ấy. Những năm qua, nơi ấy có sự phát triển vượt bậc: di tích được trùng tu nhiều hơn, bài bản hơn; di sản văn hóa, cổ vật được giới thiệu với công chúng, với du khách trong và ngoài nước nhiều hơn; công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của xứ Huế được công bố nhiều hơn; du khách đến tham quan ngày một đông hơn; nguồn thu từ hoạt động du lịch và dịch vụ ngày càng nhiều hơn…

Tôi vui mừng trước những thành tựu mà nơi ấy đã đạt được. Tuy nhiên, tôi cũng lo lắng trước những bước đi và sự phát triển ở nơi ấy. Bởi lẽ, trước áp lực của việc trùng tu di tích cho kịp tiến độ đã được phê duyệt bởi Thủ tướng Chính phủ, nhằm phục nguyên Quần thể di tích Cố đô Huế, có thể sẽ có những di tích, di vật được trùng tu, phục chế mà tính chân xác (authenticity) sẽ không được đảm bảo; hoặc do áp lực của việc giao chỉ tiêu thu ngân sách mỗi năm một cao hơn, sẽ khiến cho nơi ấy tìm mọi cách tận thu đối với du khách viếng thăm, sẽ sử dụng nhiều không gian di sản để làm dịch vụ thay vì để trưng bày cổ vật, tái hiện lịch sử cho du khách tham quan thưởng lãm…

Và điều tôi quan ngại là vì mục tiêu phát triển du lịch, tăng thu ngân sách mà Huế chỉ tập trung đầu tư cho các di tích, danh thắng, di sản văn hóa vật thể có thể sinh lợi, bỏ qua hoặc lơ là việc bảo tồn những địa điểm, những di sản chỉ có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giáo dục… nhưng ít thu hút du khách, khiến cho những nơi này, di sản này bị lãng quên, xuống cấp, bị hủy hoại và biến mất trong tương lai.

Võ Miếu, một di tích lịch sử quan trọng ở Huế nhưng chưa được quan tâm bảo tồn thích đáng

4. Tháng 10/2017, tôi có chuyến công tác ngắn ngày ở Pháp. Sau khi hoàn tất việc công ở Paris, tôi được những người bạn Pháp mời về chơi ở vùng Lorraine, và có cơ hội viếng thăm những di sản hoài niệm ở nơi ấy. Bạn đưa tôi đi thăm khu phố cổ Troyes, phong cảnh làng quê Baudignécourt, quê hương của Thánh nữ Jeanne d’Arc - anh hùng chống ngoại xâm của nước Pháp ở làng Domrémy-la-Pucelle, lâu đài lãnh chúa de Gombervaux, cánh đồng tử trận ở Verdun… Đó là những địa danh lịch sử không chỉ của vùng Lorraine mà của cả nước Pháp. Tuy nhiên, đó không phải là những nơi thu hút du khách đến tham quan bởi quy mô nhỏ bé, không thuận tiện cho giao thông và cung ứng dịch vụ, bởi những nơi này tọa lạc trong những “vùng đất bị lãng quên” do sự thay đổi về kinh tế - xã hội của nước Pháp đương đại.

Tuy nhiên, điều khiến tôi thán phục là các di tích lịch sử, di sản văn hóa ở những nơi ấy vẫn được người Pháp nâng niu gìn giữ, bảo tồn cẩn trọng và vận hành hoàn hảo. Những người bạn Pháp đồng hành với tôi trong chuyến điền dã ấy nói rằng: “Chúng tôi giữ gìn những nơi này vì đó là những di sản hoài niệm, nơi lưu giữ quá khứ của nước Pháp, nơi cung cấp những bài học về lịch sử, con người, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của nước Pháp cho các thế hệ tương lai. Vì thế, dù không có hoặc có rất ít du khách viếng thăm, thì những nơi này vẫn phải được bảo tồn, gìn giữ”.

Có lẽ Huế của tôi nên học hỏi điều này từ người Pháp. Bởi lẽ, không bảo lưu xứng đáng những di sản hoài niệm mà Huế đang có, thì bức tranh lịch sử và văn hóa của Huế sẽ đầy những khoảng trống mà các thế hệ tương lai không thể nào lấp đầy.

Bài, ảnh: TRẦN ĐỨC ANH SƠN

分享到: