Ông Đỗ Văn Chiến,ộinghịHiệpthươnglầnbathôngquadanhsáchngườiứngcửĐkết quả bóng đá vô địch la liga Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN) Sáng 16/4, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Đỗ Văn Chiến; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Ngô Sách Thực, Nguyễn Hữu Dũng, Phùng Khánh Tài chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; các đồng chí Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia: Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương Phạm Thị Thanh Trà; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Trưởng ban Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng; các vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện các tổ chức thành viên cùng đại diện một số cơ quan Trung ương. Hội nghị nghe báo cáo về tình hình, kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với những người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV; tiến hành thảo luận, lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội. Đồng thời, đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội cung cấp thông tin, trao đổi (có tính chất giải trình) để làm rõ hơn một số vấn đề mà các đại biểu dự Hội nghị quan tâm. Mặt trận các cấp triển khai hiệu quả nhiệm vụ được phân công Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết ngày 18/3/2021, Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lập danh sách sơ bộ 205 người thuộc khối cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Ngay sau Hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi Biên bản Hội nghị và báo cáo đến Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và triển khai các công việc theo luật định. Trên cơ sở đó, ngày 28/3/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1244/2021/UBTVQH14, điều chỉnh lần thứ hai về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Sau khi kết thúc Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai, theo số liệu của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, tổng số người được lập danh sách sơ bộ cả ở Trung ương và địa phương là 1.093 (Trung ương có 205 người, địa phương - 888 người, trong đó có 75 người tự ứng cử), đạt tỷ lệ 2,19 người ứng cử trên 1 đại biểu được bầu. Ở Trung ương, ngay sau Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi danh sách và tiểu sử tóm tắt của 205 người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đến các địa phương để tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Đến ngày 13/4/2021, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhận đủ 205 biên bản Hội nghị cử tri nơi cư trú thể hiện ý kiến đối với 205 người ứng cử. Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN) Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia và các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương chuẩn bị các nội dung báo cáo tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức 5 Đoàn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử (đợt 1) ở 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cử đại diện tham gia các Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia để theo dõi, đánh giá tình hình triển khai công tác bầu cử; tổng hợp, đề xuất, kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, các cơ quan, tổ chức hữu quan ở Trung ương về khó khăn, vướng mắc đang đặt ra đối với địa phương và đề xuất phương án giải quyết kịp thời. Từ kết quả của các Đoàn giám sát, ngày 15/4/2021, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc trong hệ thống Mặt trận để trao đổi, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn nảy sinh trong công tác bầu cử. “Như vậy, theo kế hoạch đề ra, hệ thống Mặt trận từ Trung ương đến địa phương, cơ sở đã triển khai các nhiệm vụ được phân công rất nhịp nhàng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật,” Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định. Theo ông Đỗ Văn Chiến, Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba là một công việc rất hệ trọng của quá trình bầu cử. Đây là Hội nghị Hiệp thương lần cuối cùng, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn gửi Hội đồng Bầu cử Quốc gia để thực hiện các bước tiếp theo. Thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Đỗ Văn Chiến trân trọng đề nghị các đại biểu dự Hội nghị căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, kết quả lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với từng người ứng cử, từ đó lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV gửi Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ tin tưởng, với việc phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm và truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nghị Hiệp thương lần này sẽ hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước, cử tri và nhân dân giao phó. Lựa chọn người hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả để cống hiến cho Quốc hội khóa mới Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng đã trình bày báo cáo tình hình, kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Các hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đã được tiến hành công khai, nghiêm túc, dân chủ, đúng luật, đúng quy trình và thời gian theo quy định. Kết quả tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 100%, không có vấn đề, vụ việc cử tri nơi cư trú nêu cần phải xác minh. Các đại biểu tham dự hội nghị đã có những ý kiến sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm về những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV để lựa chọn những người hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, cống hiến cho Quốc hội khóa mới. Đa số ý kiến bày tỏ sự đồng tình, nhất trí với danh sách được giới thiệu ứng cử. Có những ý kiến đề nghị làm rõ hơn vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện của người ứng cử; liên quan đến cơ chế, quy định, những vấn đề thực tế đặt ra; đến thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng Bầu cử Quốc gia; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của các bộ, ngành liên quan. Từ những ý kiến của đại biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị bầu cử, nhất là công tác chuẩn bị về nhân sự đại biểu Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quán triệt sâu sắc Chỉ thị của Bộ Chính trị, tuân thủ chặt chẽ quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân cùng các văn bản có liên quan, bảo đảm công tâm, khách quan, đúng quy định. Trên cơ sở thông báo Kết luận số 174-TB/TW của Bộ Chính trị về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ban Công tác đại biểu, các cơ quan hữu quan triển khai các bước chặt chẽ, đúng quy định, đúng hướng dẫn. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, danh sách các ứng cử viên đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương đều có trong quy hoạch, được các cơ quan lựa chọn, giới thiệu qua các bước rất chặt chẽ, có sự tìm hiểu, đánh giá cả về hồ sơ và thực tế công tác; được giới thiệu với tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao. Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, giới thiệu nhân sự đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có năng lực, trình độ để giới thiệu ứng cử, bảo đảm năng lực thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội. Sau Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai, tiếp thu ý kiến của các vị, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan tiếp tục rà soát các ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội một cách kỹ lưỡng, thận trọng, bám sát tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. “Như vậy, có thể thấy rằng, danh sách mà Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị và giới thiệu đều là cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn sâu, nổi trội, nhiều kinh nghiệm về xây dựng pháp luật, công tác giám sát, tham mưu quyết định những vấn đề quan trọng; có uy tín, triển vọng phát triển; được các Ủy ban của Quốc hội giới thiệu với số phiếu tín nhiệm; được cơ quan nơi công tác và cử tri nơi cư trú giới thiệu tuyệt đối để tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội,” ông Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh. Để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của non sông Phát biểu bế mạc, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Đỗ Văn Chiến ghi nhận, bày tỏ sự trân trọng đối với những ý kiến cụ thể, xác đáng, thấu tình, đạt lý của các đại biểu đã nêu, trao đổi, phát biểu tại Hội nghị. Ông Đỗ Văn Chiến khẳng định các ý kiến sẽ được tiếp thu, tổng hợp đầy đủ vào biên bản Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba. Một số nội dung cần thiết, quan trọng sẽ được báo cáo trực tiếp với cơ quan lãnh đạo cấp trên. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết ngay sau Hội nghị này, Ban Thường trực và Đoàn Chủ tịch sẽ gửi Biên bản Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba đến Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiếp tục triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Bên cạnh đó, Mặt trận sẽ phối hợp tổ chức để người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp gặp gỡ, tiếp xúc cử tri, báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình; phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử; đồng thời đề cao cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch... Nhấn mạnh hội nghị lần này là hội nghị cuối cùng, kết thúc ba vòng của quy trình hiệp thương, ông Đỗ Văn Chiến khẳng định Mặt trận các cấp đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn, góp phần vào thành công chung của cuộc bầu cử. Thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Đỗ Văn Chiến kêu gọi đồng bào, cử tri cả nước tích cực tham gia các hội nghị tiếp xúc cử tri, các cuộc trao đổi, mạn đàm do Mặt trận Tổ quốc phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức; đặc biệt là hăng hái đi bầu cử vào ngày 23/5/2021 để thực hiện quyền lợi, trách nhiệm của công dân, để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của non sông. Tại hội nghị, 100% đại biểu tham dự đã biểu quyết thông qua danh sách 205 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV./. |