【lich thi dau bong da hang nhat anh】Little Garden Spa kinh doanh mỹ phẩm Mint Care không rõ nguồn gốc?

Nhiều sai phạm

Như Chất lượng Việt Nam đã thông tin trước đó,ỹphẩmMintCarekhôngrõnguồngốlich thi dau bong da hang nhat anh phòng khám chuyên khoa da liễu Little Garden Spa tại 461 Bà Hạt, Phường 8, Quận 10, TP.HCM hiện đang cung cấp các dịch vụ như PRP, truyền trắng,… Theo tìm hiểu của PV, đây đều là những phương pháp làm đẹp chưa được cấp phép tại Việt Nam.

Ngày 31/3/2023, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã ra quyết định xử phạt đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hamier Việt Nam (Phòng khám chuyên khoa da liễu Little Garden Spa) tại địa chỉ 461 Bà Hạt, Phường 8, Quận 10. Theo đó, Little Garden Spa vi phạm 4 lỗi nghiêm trọng.

Thứ nhất, sử dụng các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (thủ thuật, can thiệp có tiêm, chiếu tia, sóng) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người) tại cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ.

Thứ 2, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ với giá trị lô hàng vi phạm là 16,302 triệu đồng.

Thứ 3, hoạt động có biển hiệu không đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật.

Cuối cùng là không niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Với những sai phạm trên, đơn vị này bị phạt 84 triệu đồng. Ngoài ra, Little Garden Spa cũng bị tước giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc da, tư vấn duy trì về sắc đẹp thời hạn 4,5 tháng. Tại đây, Thanh tra Sở Y tế còn phát hiện Little Garden Spa để nhân viên Trần Thị Ngọc Linh khám chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Do đó, người này bị phạt 35,1 triệu đồng.

Phòng khám chuyên khoa da liễu Little Garden Spa 461 Bà Hạt kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu Mint Care có dấu hiệu sai phạm.

Kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Theo tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, bên cạnh những lỗi vi phạm đã bị Sở Y tế xử phạt và các dịch vụ sai phép đã bị phản ánh, hiện nay, Little Garden Spa còn đang cung cấp hàng loạt sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đủ điều kiện lưu hành trên thị trường.

Cụ thể, trong quá trình ghi nhận thực tế tại cơ sở 461 Bà Hạt, Phường 8, Quận 10, PV ghi nhận tại quầy trưng bày, Little Garden Spa có đủ các dòng mỹ phẩm nổi tiếng trên thị trường như Eucerin, Easydew Ex,... Bên cạnh đó là một số sản phẩm mang thương hiệu Mint Care với các mức giá khác nhau. Có thể kể đến như: Tắm trắng thuốc bắc (Whitening Face Shower) giá bán 180 nghìn đồng; Ủ sữa non dưỡng trắng da toàn thân (Colostrum Mask) giá bán 600 nghìn đồng; Kem body Luxury II giá bán 1 triệu đồng; Combo Body Luxury I (kem ngày và đêm) là 2 triệu đồng; Kem body hạt collagen tự vỡ (Ultra White Spotless Body Lotion) có giá 900 nghìn đồng,…

Để tìm hiểu thêm thông tin, PV đã đặt mua một hũ kem Ultra White Spotless Body Lotion (Kem body hạt collagen tự vỡ) với giá 500 nghìn đồng. Theo quan sát, sản phẩm Kem body hạt collagen tự vỡ mang nhãn hiệu Mint Care được giới thiệu do Công ty cổ phần Tập đoàn Hamier Việt Nam phân phối và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, thông tin về công ty Hamier trên sản phẩm khiến PV khá bất ngờ (chúng tôi sẽ đề cập ở bài sau).

Đáng chú ý, ngoài thông tin về công ty phân phối và chịu trách nhiệm, trên sản phẩm Ultra White Spotless Body Lotion hoàn toàn không có bất kỳ thông tin gì về số lô sản xuất, số công bố cũng như nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, định lượng thành phần,...

Cần phải biết rằng, những thông tin trên bắt buộc phải có trước khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Cụ thể, Khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Ngoài ra, căn cứ theo Phụ lục I của Nghị định này, đối với mỹ phẩm phải có thêm các thông tin sau: Định lượng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Số lô sản xuất; Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng; Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn; Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm; Thông tin, cảnh báo. 

Sản phẩm kem body hạt collagen tự vỡ do Tập đoàn Hamier Việt Nam phân phối và chịu trách nhiệm thiếu nhiều thông tin bắt buộc.

Cũng theo quy định, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường có trách nhiệm công bố mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược Việt Nam.

Đối chiếu các quy định trên có thể thấy, mỹ phẩm do Công ty cổ phần Tập đoàn Hamier Việt Nam phân phối và chịu trách nhiệm được Little Garden Spa bán trên toàn hệ thống có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về ghi nhãn mỹ phẩm.

Câu hỏi đặt ra là các sản phẩm mỹ phẩm của Tập đoàn Hamier Việt Nam đã được cấp phép trước khi đưa ra thị trường hay chưa? Vì sao Tập đoàn Hamier Việt Nam không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá mỹ phẩm? Giả sử sản phẩm trên có vấn đề về chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thì dựa vào cơ sở nào để nhận biết nhằm truy xét, thu hồi sản phẩm? Hơn nữa, chất lượng mỹ phẩm của công ty cũng đang là dấu hỏi lớn cần được làm rõ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Liên quan đến vấn đề này, PV đã gửi một số câu hỏi đến đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Hamier Việt Nam để có thông tin đa chiều. Tuy nhiên, hơn 1 tháng trôi qua, Chất lượng Việt Nam vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía Công ty.

Kim Thoa

Cúp C1
上一篇:Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
下一篇:Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững