【lịch thi đấu bóng đá hạng 2 ý】Nhìn lại những bức ảnh lịch sử của ngành y nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam

 人参与 | 时间:2025-01-25 23:37:58
50 4 0.png

Năm 1953, Chính phủ, Bộ Y tế đã cho thành lập Bệnh khoa Tai Mũi Họng trong an toàn khu (ATK) của Trung ương ở Việt Bắc và giao cho bác sĩ Trần Hữu Tước phụ trách để thành lập phát triển. Ngày đó, phòng mổ chỉ có diện tích khoảng 50m2, vách được làm bằng nứa, ở dưới đan dày hơn, phía trên đan thưa để lấy ánh sáng, ở giữa là cửa sổ có chấn song tre được che bằng vải nhuộm xanh để ngăn ruồi, muỗi.

50 3 bac si.png

Trong ảnh là bác sĩ Trần Hữu Tước tại ATK. Mặc dù thời gian tồn tại chỉ ngắn ngủi trong vòng 2 năm (1953-1954), Bệnh khoa Tai Mũi Họng đã để lại dấu ấn hết sức đậm nét về mô hình kiểu mẫu của một bệnh viện dã chiến trong rừng. Tuy quy mô nhỏ, chỉ có 10 giường bệnh, 2 phòng mổ, 1 phòng khám và bộ phận hậu cần với số cán bộ nhân viên gần 30 người, đồng thời các bộ phận phải phân tán để đề phòng máy bay Pháp oanh tạc, nhưng do cơ sở được bố trí hợp lý nên hoạt động rất hiệu quả. 

26 02 2020 bac ho voi nganh y te.jpg

Cách đây 69 năm, ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ y tế và ngày 27/2 trở thành Ngày Thầy thuốc Việt Nam. 69 năm qua, ngành y tế Việt Nam không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của nhân dân mà còn có đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của y học thế giới. Ảnh: TTXVN.

26 02 2020 gs hdd gs ttt.jpeg

GS Hồ Đắc Di, GS Tôn Thất Tùng và Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch - những tên tuổi lớn của y học Việt Nam sau ngày Hà Nội giải phóng. Ảnh: TTXVN.

vna potal ky niem 65 nam ngay thay thuoc viet nam 2721955 2722020 nhung tam guong tieu bieu nganh y te viet nam 103156898 446228826 9 28 56.jpeg

Trong ảnh là bác sĩ Tôn Thất Tùng đang nghiên cứu bệnh phẩm (gan khô) vào năm 1962. Với dụng cụ thô sơ, chỉ bằng một con dao nạo, ông đã phẫu tích kỹ lưỡng cơ cấu của lá gan. Bằng phương pháp này, trong suốt thời gian từ năm 1935 đến 1939, giáo sư đã phẫu tích trên 200 lá gan của các tử thi để nghiên cứu các mạch máu. Trên cơ sở đó, ông viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề “Cách phân chia mạch máu của gan”. Với bản luận án đó, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris. Ảnh: TTXVN.

nhipsong.jpg

Một trạm xá trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với đầy đủ chức năng, từ tiêm chủng phòng bệnh uốn ván, thủy đậu, phát thuốc diệt bọ gậy, muỗi... đến sơ cứu cho dân làng.

t3 nganh y.jpeg

Các bác sĩ quân y điều trị vết thương cho John Mc.Cain - phi công Mỹ bị bắt tại hồ Trúc Bạch, Hà Nội, ngày 26/10/1967. Khi Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi hàng nghìn máy bay, bắt giữ gần 500 phi công Mỹ. Một số phi công Mỹ đã bị tạm giam tại Nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Việt Nam đã tạo điều kiện cho các tù binh phi công Mỹ ở nhà tù Hỏa Lò được hưởng chế độ ăn uống và được chăm sóc sức khỏe chu đáo trong điều kiện thời chiến cho phép. Những người gầy yếu hoặc ốm đau sẽ được ban chỉ huy trại quyết định cho ăn chế độ đặc biệt hơn.

anhccadc.jpeg

Năm 1970, Viện Quân y 112, nơi trực tiếp thu dung điều trị cho thương binh, bệnh binh ở Mặt trận B4, B5 và Đoàn 559 được thành lập. Viện đóng quân trên 7 thôn thuộc địa bàn 5 xã của hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 

anhmaukhongthequenvephunumienbacthoichienhinh5 2.jpeg

Viện Quân y 112 có một hệ thống giao thông hào dày đặc và hàng trăm hầm kèo với diện tích trên 500m2 làm nhà mổ, hồi sức cấp cứu, hậu phẫu và phòng kỹ thuật đều nằm sâu dưới lòng đất từ 2-4m. Viện được biên chế quy mô 300 giường bệnh và 300 cán bộ, chiến sĩ; khi cần thiết có thể mở rộng với quy mô 500-600 giường bệnh.

425518952 854631136464399 7375520406462629131 n.jpeg

Năm 1972, Nhà thương Chợ Quán được xây lớn với khu nhà chính 6 tầng nhờ sự trợ giúp của Hàn Quốc. Khánh thành vào tháng 3/1974 nơi đây được đổi tên mới là Trung tâm y tế Hàn - Việt có 550 giường, chuyên điều trị các bệnh truyền nhiễm, tâm thần, phong, nội, ngoại, nhi. Năm 1989, bệnh viện này có tên là Trung tâm Bệnh nhiệt đới trực thuộc Sở Y tế TP.HCM và đến năm 2002 được đổi thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

1 526 chuan 18.jpg

Trong năm 1970, Bệnh viện Bạch Mai vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm ba lần vào các ngày 1/9, 9/11 và 13/11. Đây là trung tâm y tế và y học lớn nhất miền Bắc, trở thành mục tiêu tấn công của giặc Mỹ.

song sinh viet duc 4591 1601802478.jpeg

Ngày 4/10/1988, đôi song sinh Việt - Đức dính nhau vùng bụng chậu được mổ tách thành công. Đôi song sinh chào đời ở xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 1981. Bị nhiễm chất độc da cam, Đức và Việt có hình hài khác thường, dính liền nhau vùng bụng chậu, chung một đôi chân. Ê-kíp mổ với sự tham gia của 70 y bác sĩ Việt Nam, Nhật Bản và một số quốc gia khác do GS.BS Trần Đông A làm trưởng kíp. Ca mổ đã đi vào lịch sử y học Việt Nam và cả thế giới.

nguyen thi men 2 sars read only 16817792881291530519373.jpg

Trong ảnh là y tá Nguyễn Thị Mến tỉnh lại sau gần một tháng hôn mê vì nhiễm SARS. Dịch SARS xuất hiện tại Việt Nam lần đầu tiên ngày 22/2/2003 và kết thúc vào ngày 8/4/2003 khi bệnh nhân cuối cùng được chữa khỏi. Ngày 28/4/2003, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận khống chế thành công dịch SARS. Trong đợt dịch này, tổng cộng có 63 người nhiễm SARS ở Việt Nam, 37/63 người nhiễm bệnh là nhân viên y tế.

anh gs chue sue lee 1654336924 4774 1654337091.jpeg

Trong ảnh là chuyên gia người Đài Loan Chue Sue Lee (áo trắng) cùng kíp phẫu thuật vui mừng sau sự thành công của ca ghép thận đầu tiên ở Việt Nam diễn ra ngày 4/6/1992. Người nhận là quân nhân (40 tuổi) bị suy thận giai đoạn cuối, người hiến là em trai ruột (28 tuổi). Ảnh: Học viện Quân y.

Ảnh: Tư liệu, TTXVN

Má Phượng và chuyện của ba thế hệ khoác áo blouse

Má Phượng và chuyện của ba thế hệ khoác áo blouse

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng là người đặt nền móng cho ngành hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam, con gái bà ghi dấu ấn quốc tế cũng trong lĩnh vực này. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, VietNamNet xin gửi đến độc giả câu chuyện về một gia đình y khoa. 顶: 5踩: 8