当前位置:首页 > Cúp C1

【real vs bilbao】Khó thu hồi nợ thuế của DN bỏ trốn

kho thu hoi no thue cua dn bo tron

Công chức Hải quan KCN Sóng Thần (Cục HQ Bình Dương) kiểm tra hàng NK. Ảnh: T.H

Cụ thể,óthuhồinợthuếcủaDNbỏtrốreal vs bilbao trường hợp nợ thuế của Công ty TNHH Diing Long Việt Nam phát sinh từ năm 2008, đến nay số nợ thuế, nợ phạt đã lên đến trên 20 tỉ đồng nhưng DN đã ngưng hoạt động, chủ DN đã về nước.

Theo Cục Hải quan Bình Dương, hiện nay, mặc dù DN vẫn còn nhà xưởng máy móc tại Khu công nghiệp Mỹ Phước nhưng số tài sản này đã được DN thế chấp cho ngân hàng khiến cho việc thu hồi số thuế XNK nợ đọng từ tài sản của DN thế chấp tại ngân hàng hết sức mỏng manh.

Tương tự như trên, mặc dù đã dùng biện pháp mạnh đối với trường hợp nợ thuế của Công ty S.P là kê biên tài sản, nhưng Cục Hải quan Bình Dương đang gặp một số vướng mắc phát sinh trong việc xử lí nợ thuế. Bởi vì, hầu hết các tài sản của công ty này đã được thế chấp cho Ngân hàng VID Puplic CN Bình Dương.

Công ty S.P không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng nên đã bàn giao tài sản thế chấp cho Ngân hàng VID Puplic CN Bình Dương. Do cơ quan Hải quan đã kê biên tài sản của DN, nên Ngân hàng đã có văn bản gửi cơ quan Hải quan yêu cầu bàn giao ngay các tài sản mà DN đã thế chấp cho ngân hàng để ngân hàng giao tài sản cho người mua, nếu chậm trễ gây tổn thất cho ngân hàng thì cơ quan Hải quan phải chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý nợ của những DN nợ thuế nêu trên sẽ phát sinh nhiều vướng mắc, như: cơ quan Hải quan căn cứ vào dấu hiện nào để xác định DN có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn để có biện pháp đề nghị cơ quan chức năng thực hiện việc dừng xuất cảnh đối với chủ DN, tránh tình trạng lạm dụng quyền dừng xuất cảnh, ảnh hưởng đến hoạt động của DN? Sau khi dừng xuất cảnh thì sử dụng biện pháp xử lý như thế nào đối với chủ DN không hợp tác, không đến cơ quan để để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế?

Việc xác minh thông tin tài sản đã được quy định tại Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14-6-2007 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, khi thực hiện còn nhiều lúng túng do chưa có cơ sở xác định tài sản thuộc sở hữu của DN.

Có trường hợp do người lao động có đơn thông báo DN ngưng hoạt động hoặc chủ DN bỏ trốn, nên UBND tỉnh đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý KCN chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan lập các hồ sơ về lao động, tiền lương, tài chính của DN để tiến hành các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Nhà xưởng đã được các đơn vị này niêm phong, thuê dịch vụ bảo vệ. Lúc này, cơ quan Hải quan có thể căn cứ vào Luật Quản lý thuế để áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ hay là phối hợp với đơn vị chủ trì để xử lý thu hồi nợ?

Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14-6-2007 của Bộ Tài chính quy định “người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tổ chức xác minh trực tiếp hoặc yêu cầu đối tượng bị cưỡng chế cung cấp bằng văn bản các thông tin về tài sản, trị giá của tài sản mà họ đang sở hữu”. Nhưng trong trường hợp DN không cung cấp hoặc bỏ trốn thì thủ tục, căn cứ để xác định tài sản chưa được quy định trong văn bản pháp quy./.

Chí Hiếu

分享到: