PV: Được biết AFD là định chế tài chính thực hiện chương trình hỗ trợ tài chính công và cho chính quyền các địa phương có thể trực tiếp hoặc thông qua cơ quan trung ương và các tổ chức tài chính trung gian. Xin ông cho biết các hoạt động tài trợ của AFD tại Việt Nam hiện nay?Địaphươngcầnđẩynhanhgiaiđoạnchuẩnbịcácdựákq dusseldorf
Ông Fabrice Richy:AFD đã bắt đầu có mặt tại Việt Nam từ năm 1995. Tổng số tiền AFD cam kết tài trợ cho hơn 100 dự án tại Việt Nam là 2,1 tỷ Euro. Trong 25 năm qua, chúng tôi đã hỗ trợ Chính phủ thực hiện rất nhiều chính sách công. Trước kia, các lĩnh vực tài trợ chủ yếu tập trung vào 2 lĩnh vực giáo dục và nông nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, hoạt động tài trợ của AFD tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững, hỗ trợ Việt Nam nhiều dự án về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Fabrice Richy |
Quan hệ của AFD với Chính phủ, các bộ, ngành của Việt Nam là rất tốt, đặc biệt là Bộ Tài chính. Tôi xin nhấn mạnh rằng, hiện nay, AFD có một quan hệ đối tác rất tin tưởng với Bộ Tài chính Việt Nam. Những đối thoại, những trao đổi với Bộ Tài chính theo đánh giá của chúng tôi là rất chất lượng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có quan hệ chặt chẽ với các địa phương của Việt Nam. Trong số 63 tỉnh, thành của Việt Nam, AFD đang có quan hệ hợp tác với 15 tỉnh về các vấn đề liên quan tới thích ứng và biến đổi khí hậu: như lũ lụt, hạn hán, các hiện tượng khí hậu cực đoan, xói lở ven biển…
Ngoài ra, AFD còn có 1 công cụ tài trợ khác là các khoản vay không qua bảo lãnh của Chính phủ và được cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước như EVN, các ngân hàng quốc doanh. Đây là những khoản vay ODA cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp, không có bảo lãnh của Chính phủ và như vậy sẽ không làm tăng gánh nặng nợ công của Chính phủ. Những rủi ro sẽ do phía AFD trực tiếp gánh trong việc tài trợ các dự án của các doanh nghiệp này.
PV: Chương trình cho vay vốn không qua bảo lãnh chính phủ được thực hiện ở Việt Nam thế nào, thưa ông? Đến nay, đã có bao nhiêu địa phương được thụ hưởng chương trình với những dự án tiêu biểu nào, thưa ông?
Ông Fabrice Richy:Hiện nay, chúng tôi chủ yếu làm việc với các tỉnh, các địa phương do Chính phủ đã quy định ràng buộc nhiều hơn trách nhiệm của các tỉnh trong việc triển khai các dự án phát triển, cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA. Tôi cho rằng, đây là một bước tiến rất quan trọng và có nhiều lợi ích, vì đó là những dự án của tỉnh, đem lại nhiều lợi ích cho tỉnh nên những địa phương đó cần có những ràng buộc trách nhiệm nhiều hơn. Đồng thời, đó cũng là bước tiến rất mới với AFD, vì chúng tôi hiện đang làm việc trực tiếp với các tỉnh để có thể xây dựng và xác định những nội dung cho những dự án mà các tỉnh mong muốn đầu tư trong tương lai để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để nói về các dự án tiêu biểu của AFD tại Việt Nam thì trong khoảng 100 dự án trong vòng 25 năm qua, có thể kể đến một vài dự án tiêu biểu như: dự án đường sắt đô thị, tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội). Chúng tôi hi vọng, dự án sẽ đưa vào phục vụ tuyến trên cao vào cuối năm 2021. Một dự án tiêu biểu khác là Âu Kim Đài tại Ninh Bình. Đây là một cơ sở hạ tầng quan trọng, tiêu biểu cho công trình giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Công trình này dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021. Ngoài ra, chúng tôi còn rất nhiều các dự án với các tỉnh thành khác của Việt Nam tại miền Trung và miền Nam.
PV: Từ tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay, theo ông, giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của chính quyền địa phương là gì?
Ông Fabrice Richy:Hiện nay, thời gian chuẩn bị dự án, xác định nội dung với các tỉnh rất lâu và dài. Để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn thì phải đẩy nhanh hơn nữa những quy trình, thời gian chuẩn bị các dự án. Tôi thấy rằng, ban quản lý dự án ở các địa phương hay UBND các tỉnh đều có năng lực kỹ thuật và năng lực quản lý rất tốt. Chúng tôi đang trong quá trình thảo luận với các cơ quan chính quyền trung ương là làm thế nào có thể đơn giản hóa các quy trình thủ tục cho các dự án một cách tối đa.
Hiện nay, chúng tôi đang có các dự án tài trợ cho các tỉnh. Tuy nhiên, tôi cho rằng, cần đưa các dự án này lên tầm quy mô quốc gia chứ không phải ở quy mô địa phương như hiện nay, để tiếp cận được nhiều nguồn vốn hơn, thay vì các dự án đơn lẻ với các địa phương. Bên cạnh đó, hiện AFD cũng có nhiều dự án tài trợ với các địa phương cũng như nhiều bộ, ngành. Thay vì làm những dự án đơn lẻ đó, có thể có sự phối hợp giữa các bộ, ngành với các tỉnh để có thể xây dựng một chuỗi các dự án dành cho nhiều địa phương cùng 1 lúc. Như vậy, chúng ta sẽ có chương trình tổng thể và như vậy nguồn vốn đầu tư sẽ được huy động nhiều hơn cho các tỉnh cũng như cho các bộ, ngành.
PV: Xin cảm ơn ông!
AFD sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu “Về các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, ngay tại thời điểm này, miền Trung Việt Nam đang phải hứng chịu rất nhiều hậu quả từ bão lụt. Vấn đề này, AFD rất quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các chương trình dự án để có thể hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là miền Trung trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu để có thể chống chọi lại với thiên tai”. Ông Fabrice Richy |
Luyện Vũ (thực hiện)