【tỷ số colo colo】Con đường gập ghềnh để Đông Á – Thái Bình Dương vực dậy sau dịch
Vẫn còn nhiều việc phải làm để phục hồi kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: Reuters/ Vnexpress
Đại dịch COVID-19 đã gây ra thiệt hại lớn về người và của ở Đông Á – Thái Bình Dương. Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng thế giới dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm mạnh xuống còn 0,đườnggậpghềnhđểĐôngÁ–TháiBìnhDươngvựcdậysaudịtỷ số colo colo5% vào năm 2020 – mức thấp nhất từ năm 1967, phản ánh tác động của chính sách phong tỏa liên quan đến đại dịch, thắt chặt điều kiện tài chính và xuất khẩu giảm mạnh. Với tình hình này, hỗ trợ tài chính rõ ràng sẽ là biện pháp ngăn chặn suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn. Mặc dù chưa chắc chắn, song tăng trưởng khu vực được dự kiến sẽ tăng trở lại và đạt mức 6,6% vào năm 2021 khi dịch qua, nhu cầu nhập khẩu trên toàn cầu phục hồi trở lại và vòng vốn chảy vào khu vực đi vào nề nếp như bình thường.
Tuy nhiên, cán cân giữa rủi ro và triển vọng lại nghiêng nhiều về nhược điểm. Trong đó, rủi ro tài chính bao gồm thời gian xảy ra đại dịch dài hơn dự kiến, căng thẳng tài chính kéo dài và thương mại toàn cầu co thắt mạnh hơn, cũng như căng thẳng thương mại vẫn đang tiếp tục leo thang.
Ở Trung Quốc, nơi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đã dẫn đến hậu quả là một số lĩnh vực gần như đóng băng hoạt động hoàn toàn trong tháng 2, năng suất quý đầu tiên ước tính giảm 34%, cũng là mức giảm đầu tiên kể từ năm 1967. Đến tháng 4, hoạt động sản xuất công nghiệp đã tăng trở lại và doanh số bán xe cũng tăng lần đầu tiên từ tháng 6/2018 khi những chính sách hạn chế được nới lỏng. Ở phần còn lại của thế giới, điều kiện kinh tế xấu đi từ tháng 3 và vẫn căng thẳng cho đến giữa năm 2020. Đây là hậu quả của biện pháp phong tỏa đất nước và sự lan tỏa của tình hình đại dịch căng thẳng ở các nước.
Không chỉ Trung Quốc, tất cả các nền kinh tế lớn trong khu vực đã và đang thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô lớn để giảm thiểu tối đa tác động kinh tế gây nên bởi đại dịch. Cụ thể, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hỗ trợ thanh khoản đáng kể, kết hợp cắt giảm lãi suất và hỗ trợ doanh nghiệp... Cùng lúc các nước khác cũng cắt giảm lãi suất tiền tệ, cung cấp thanh khoản, trợ tín dụng và bắt tay vào các chương trình mua tài sản khác. Malaysia và Thái Lan đều đã triển khai các gói hỗ trợ kinh tế đặc biệt lần lượt tương ứng 17% và 13% GDP. Ở Indonesia và Philippines cũng có các gói kích thích tương ứng 3% và 5% GDP.
Theo nhận định của các chuyên gia, so với trước đây, các nền kinh tế lớn ở Đông Á – Thái Bình Dương dường như được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Họ có kế hoạch theo dõi tăng trưởng mạnh mẽ, linh hoạt trong tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ mạnh mẽ...
Tuy nhiên, lỗ hổng giữa một số nước trong khu vực hiện vẫn tồn tại và có thể sẽ khuếch đại tác động của các cú shock bên ngoài, bao gồm nợ tăng cao (xảy ra ở Trung Quốc, Malaysia, Mông Cổ và Việt Nam), thâm hụt tài chính lớn (Lào và Việt Nam), phụ thuộc và chịu tác động nhiều bởi dòng vốn biến động (Campuchia và Indonesia) và nợ nước ngoài đáng kể (Indonesia, Malaysia và Thái Lan).
Để khắc phục mọi vấn đề, chính phủ các nước cần tăng cường hành động hơn nữa để vực dậy đất nước, chung tay cùng khu vực phục hồi và tái phát triển sau đại dịch.
Đan Lê(Lược dịch từ Khmer Times)
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/89c299328.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。