当前位置:首页 > Cúp C2

【nhận định bóng đá everton】Giải bài toán cho rác thải nông thôn

Hiện nay,ảibàitoánchorácthảinôngthônhận định bóng đá everton bãi rác ở cầu Hòa Xuân 2 xã Điền Lộc đã được dọn dẹp sạch sẽ và đóng cửa

Thực trạng

Phản ánh của người dân vùng Ngũ Điền về việc tồn tại một bãi rác ngay cầu Hòa Xuân 2 (xã Điền Lộc, Phong Điền), gây ô nhiễm môi trường. Do bãi rác nằm ở gần Tỉnh lộ 4, ai cũng có thể vứt rác khi qua đây, khiến khu vực bị ô nhiễm trầm trọng. Theo nhiều hộ dân, bãi rác đã tồn tại khá lâu, ngày càng phình to dù đã được HTX Môi trường huyện Phong Điền thu gom hàng tuần. Việc tồn tại bãi rác này, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất của đồng ruộng xung quanh, ô nhiễm nguồn nước sông Ô Lâu, nhất là vào mùa mưa.

Ông Trần Đình Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Lộc cho biết, bãi rác này nằm trong khu quy hoạch của xã để 1 số hộ dân thôn Giáp Nam làm bãi trung chuyển. Tuy nhiên, do nhiều người dân có thói quen đổ rác khi đi qua đây, khiến bãi rác ngày càng phình ra. Để khắc phục tồn tại trên, trung tuần tháng 3 vừa qua, xã đã huy động lực lượng ra quân xử lý, đóng cửa bãi rác; đồng thời cho người trực gác không cho người dân đổ rác ở khu vực này, đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện nay, toàn xã có 15 điểm trung chuyển rác và thứ 4 hàng tuần, HTX Môi trường Phong Điền về thu gom (thứ 3 người dân đổ rác), đảm bảo vệ sinh môi trường và thu dọn cơ bản hết rác. Nếu lượng rác quá lớn, xã sẽ hợp đồng thêm phương tiện vận chuyển, không để rác tồn tại như đã phản ánh...

Rác vứt bừa bãi, gây ô nhiễm

Dạo quanh một vòng về các khu vực nông thôn, trên những con đường liên xã, thôn, thực trạng người dân vứt rác bừa bãi, không cho vào thùng chứa vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Theo phản ánh của người dân, tại Tỉnh lộ 10 thuộc địa bàn huyện Phú Vang, CTR vứt rải rác (nhiều nhất đoạn qua các xã Phú Xuân, Phú Mỹ), trông rất nhếch nhác. CTR sinh hoạt được người dân đóng thành bì, thành các túi nilon vứt bừa bãi. Điều đáng nói xuất phát từ thói quen, nhiều người đã nghiễm nhiên xem việc vứt rác tại nơi công cộng mà không cần quan tâm đến môi trường sống quanh mình đang ngày càng trở nên ô nhiễm.

Ngày 15/3, UBND huyện Phú Vang chủ trì tổ chức cuộc họp với 20 xã, thị trấn có sự tham gia của lãnh đạo Công ty TNHH Hằng Trung (đơn vị thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Phú Vang) nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu gom, xử lý rác thải. Tại cuộc họp, các xã đã nêu lên những khó khăn trong quá trình thu gom rác, trong đó, vấn đề kinh phí được nhắc đến nhiều nhất. Bên cạnh đó, những vấn đề bất cập cũng được các xã, thị trấn và Công ty TNHH Hằng Trung thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp tốt nhất. Đến nay, đã có 16/20 xã hợp đồng với Công ty TNHH Hằng Trung vận chuyển, thu gom, xử lý rác thải. Những xã còn lại sẽ tiếp tục hợp đồng để xử lý rác thải, hướng đến một môi trường xanh-sạch-đẹp.

Còn nhiều bất cập

Tại các huyện, thị xã và TP.Huế đã hình thành hoạt động thu gom rác, CTR sinh hoạt theo hình thức tổ, nhóm, hợp tác xã, công ty tư nhân với sự hỗ trợ kinh phí từ chính quyền địa phương và nguồn thu từ phí vệ sinh môi trường do các cơ sở sản xuất - kinh doanh, các hộ gia đình đóng góp. Rác, CTR được người dân, các tổ tự nguyện, nhóm dịch vụ môi trường, hợp tác xã thu gom tập kết thành từng bãi lớn, thường ở ven các đường trục, dọc bờ sông, vùng thấp trũng, các khu vực ven biển, ven đầm phá... Từ đó, CTR sinh hoạt được thu gom và vận chuyển về các bãi chôn lấp, khu xử lý. Nhờ vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường đã từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành thu gom, xử lý rác thải, đơn vị thu gom, các xã, thị trấn gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Quang Thỉ, Giám đốc HTX Môi trường Phong Điền, lò đốt rác Điền Hải được đầu tư xây dựng với kinh phí 5 tỷ đồng, công suất 40 tấn/ngày để phục vụ xử lý rác vùng Ngũ Điền. Nhưng thực tế, lò đốt này chỉ vận hành cầm chừng khoảng 10 tấn/ngày, không đảm bảo hết rác. Đơn vị phải chuyển về xử lý ở bãi rác Phong Thu. Tương tự, ông Nguyễn Trung, Giám đốc Công ty TNHH Hằng Trung cho biết, do có sự cố người dân thôn Nam Phước, xã Lộc Thủy (Phú Lộc) chặn xe, nên công ty không thể đổ rác được. Hiện nay, tỉnh đang tạm thời cho đổ rác tại bãi rác Thủy Phương nhưng do bãi rác đầy nên chỉ đổ được khoảng 60% lượng rác, 40% rác còn lại vẫn còn tồn đọng trong dân. Còn theo một số địa phương, do ngân sách còn hạn hẹp nên việc xây dựng các điểm trung chuyển rác đang gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay ở một số địa phương rác thải hàng năm không ngừng tăng, gây áp lực đối với môi trường và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Ngoài việc xây dựng các điểm tập kết rác thải, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, các khu xử lý rác thải... thì việc triển khai huy động các mô hình tự quản, đảm nhận vệ sinh các tuyến đường được giao cho các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội CCB, Đoàn Thanh niên, các thôn, nhóm, tổ...đang được nhân rộng. Chính nhờ xã hội hóa công tác thu gom, xử ý rác thải mà ở nhiều nơi, đường làng, ngõ xóm được phong quang, sạch đẹp. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều nơi rác, CTR sinh hoạt chưa được thu gom, nhất là ở vùng núi, khu vực khó khăn trong vận chuyển rác nên đã tạo ra những điểm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các bãi chôn lấp rác sinh hoạt tự phát, không đúng quy hoạch, không hợp vệ sinh, không được kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng  là vấn đề cần được quan tâm hiện nay.

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, hướng đến một môi trường sống xanh-sạch-đẹp, tạo tiền đề cho kinh tế-xã hội ở các địa phương phát triển bền vững.

Bài, ảnh: Hải Huế

Ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường:

Phải đảm bảo cả 3 khâu: thu gom, vận chuyển và xử lý

Rác, CTR đang là vấn đề bức bách ở vùng nông thôn, đầm phá. Để giải bài toán này, ngành và các địa phương tiếp tục đôn đốc thực hiện đề án thu gom, xử lý CTR sinh hoạt của tỉnh đến năm 2020 để mở rộng phạm vi, nâng tỷ lệ CTR nông thôn được thu gom lên cao. Khâu xử lý cũng đang rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều khu chôn lấp rác thải sắp đóng cửa và hệ thống kỹ thuật, vận hành tại nhiều bãi xử lý chưa đảm bảo. Rất khả quan là trong Quy hoạch quản lý CTR của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh ưu tiên tập trung thực hiện các dự án liên quan đến việc thúc đẩy sản xuất phân hữu cơ tại cộng đồng; phân loại, tái chế, tái sử dụng… nhằm hạn chế lượng rác vận chuyển, chôn lấp. Hiện nay, tỉnh đang gấp rút quy hoạch 2 khu xử lý liên hợp ở Phú Sơn (Hương Thủy), Hương Bình (Hương Trà) và kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác trên cơ sở tuân thủ Bộ tiêu chí Kinh tế- Kỹ thuật- Công nghệ được UBND tỉnh ban hành; đồng thời, đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đưa khu xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Huế và vùng phụ cận tại xã Phú Sơn đi vào hoạt động trong năm 2017.

Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn chế, để công tác quản lý rác, CTR đạt hiệu quả cần phải có cơ chế, chính sách xã hội hóa. Phải đảm bảo cả 3 khâu: thu gom, vận chuyển và xử lý. Nếu nói vượt trội thì chưa, song thời gian qua, nhờ chính sách ưu đãi, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nguồn thu từ phí vệ sinh môi trường…, nhiều địa phương đã hình thành hoạt động thu gom CTR theo hình thức tổ/nhóm/HTX và hình thành các công trình phụ trợ. Nhờ đó, năng lực thu gom, xử lý rác, CTR sinh hoạt ở khu vực nông thôn, đầm phá đang từng bước được cải thiện đáng kể.

Ông Trần Trung Khánh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế:

Cần thiết phải phân loại rác tại nguồn

Hiện nay, công ty đang thực hiện thu gom tại TP. Huế, vùng phụ cận thuộc huyện Hương Trà, trung tâm huyện lỵ của thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc, Phú Vang, Nam Đông. Đối với những địa bàn xã vùng ven đầm phá, phần lớn các xã tổ chức thu gom rồi chuyển đến các điểm trung chuyển, hoặc một số nơi hình thành HTX thu gom rác tại các điểm tập trung và vận chuyển đến bãi chôn lấp rác. Với chức năng nhiệm vụ của mình, công ty khẳng định có đủ năng lực về phương tiện, con người, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng để phục vụ, đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh cũng như kế hoạch vươn rộng phạm vi hoạt động trong thời gian tới. Tuy nhiên, tồn tại hiện nay là CTR chưa được phân loại tại nguồn mà được thu gom lẫn lộn, khiến lượng rác vận chuyển và chôn lấp quá lớn. Do đó, nếu các dự án phân loại, tái chế, tái sử dụng thực hiện thành công sẽ góp phần giảm tải rất lớn từ khâu vận chuyển đến xử lý chôn lấp, giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng các bãi xử lý CTR trên địa bàn.

HOÀI THƯƠNG (Thực hiện)

 

分享到: