Sau 5 năm kiện tụng,ụcThuếVĩnhLongthắngkiệkèo 1x2 ngày 24/10/2016, Toà Phúc thẩm thuộc toà án nhân dân cấp cao TP. Hồ Chí Minh đã huỷ bản án sơ thẩm, kết thúc vụ Cty LT - TP kiện CTVL, giữ nguyên các quyết định xử phạt thuế. Tóm tắt vụ kiện Trên cơ sở Kết luận kiểm tra nội bộ số 236/TCT-KTNB, ngày 20/1/2010 của Tổng cục Thuế, ngày 22/6/2010, Cục trưởng CTVL ban hành Quyết định số 213/QĐ-CT, truy thu và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với Cty LT-TP. Nội dung gồm: Phạt mức tiền hơn 3,134 tỷ đồng (10% số thuế truy thu, do tự xác định miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sai quy định dẫn đến thiếu số thuế phải nộp); biện pháp khắc phục hậu quả là thu hồi số tiền thuế TNDN hơn 31,347 tỷ đồng (trong 2 năm 2007 và 2008). Cty LT-TP cho rằng, công ty cổ phần hóa theo phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nên được hưởng ưu đãi thuế TNDN (theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ). Do đó, doanh nghiệp (DN) không có hành vi khai man trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Ngày 2/7/2010, Cty LT-TP gửi đơn tới CTVL khiếu nại, yêu cầu xem xét vụ việc. Tại Quyết định giải quyết đơn khiếu nại (số 46/QĐ-CT ngày 28/1/2011), CTVL công nhận một phần nội dung khiếu nại, miễn phạt số tiền 3,134 tỷ đồng; giữ nguyên số tiền truy thu thuế TNDN các năm 2007 và 2008 trên 29,789 tỷ đồng. Không đồng ý, DN này tiếp tục gửi đơn khiếu nại… và kiện ra tòa. Phiên toà xét xử sơ thẩm “Vụ án hành chính Cty LT-TP khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật thuế của Cục trưởng CTVL” được tiến hành ngày 24/9/2013 tại Vĩnh Long. Tại phiên toà này, Thẩm phán Huỳnh Thành Mới đã tuyên hủy Quyết định 213/QĐ-CT và Quyết định giải quyết khiếu nại số 46/QĐ-CT của Cục trưởng CTVL… Cũng tại phiên tòa sơ thẩm này, bà Lê Thị Hồng Vân, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long, viện dẫn nhiều căn cứ pháp luật, nêu ra những thiếu sót của toà án trong việc tiếp nhận và giải quyết vụ án. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa cho rằng, CTVL không đưa ra bằng chứng là các công văn của Tổng cục Thuế gửi Bộ KH&ĐT để bộ này trả lời… và căn cứ vào một số công văn của Bộ NN&PTNT về danh mục ưu đãi đầu tư là hoạt động chế biến, đánh bóng gạo… Từ những phân tích trên, thẩm phán phiên tòa quyết định: Hủy việc truy thu thuế TNDN của Cty LT-TP Vĩnh Long các năm 2007 và 2008. Không chấp nhận quyết định này, CTVL kháng cáo… Bản án sơ thẩm bị huỷ Trong phiên xét xử phúc thẩm, ngày 24/10/2016, tại TP. Hồ Chí Minh, tòa đã căn cứ vào một số lập luận: Cty LT-TP được thành lập theo Quyết định thành lập ngày 1/8/2006 của Bộ NN&PTNT, chuyển từ DN nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đăng ký kinh doanh, có hai ngành nghề là ngành sản xuất, chế biến, gồm xay xát lúa, đánh bóng gạo, sản xuất bột thô, sản xuất các loại bánh từ bột. Theo các văn bản của Bộ KH&ĐT và Bộ NN&PTNT trả lời Bộ Tài chính, thì các hoạt động này của DN thuộc hoạt động chế biến nông sản... Ngày 8/4/2013, Bộ NN&PTNT có Công văn số 1160 xác định, Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không quy định hoạt động đánh bóng gạo, nhưng Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ KH&ĐT có quy định: “Hoạt động thu mua, phân loại, đánh bóng, đóng bao gạo gắn liền với bán buôn trong nước và xuất khẩu thuộc danh mục bán buôn gạo, mã ngạch 4631 - 46310”. Công văn số 2567, ngày 23/4/2013 của Bộ KH&ĐT gửi Bộ Tài chính ghi: “căn cứ hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg, ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định sổ 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, ban hành quy định, nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam; căn cứ nguyên tắc sắp xếp hoạt động vào ngành kinh tế thuộc VSIC 2007 thì: Hoạt động “đánh bóng gạo” nếu không gắn liền với hoạt động bán buôn được xếp vào mã 10611 (xay xát); nếu gắn liền với hoạt động bán buôn trong nước và xuất khẩu xếp vào mã 46310 (bán buôn gạo). Công văn số 4284, ngày 13/6/2012 của Bộ KH&ĐT cũng đề nghị Tổng cục Thuế căn cứ hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của Cty LT-TP để xem xét áp dụng ưu đãi đầu tư. Tại Công văn số 1994/TCT-PC ngày 29/5/2014, Tổng cục Thuế xác định: “Đối với trường hợp của Cty LT-TP, năm 2007 và 2008 có hoạt động đánh bóng gạo với nguyên liệu đầu vào là gạo lức và gạo nguyên liệu trắng (thuế giá trị gia tăng hàng hóa đầu vào DN kê khai với thuế suất 5%) về đánh bóng gạo để bán thì không thuộc ngành sản xuất, chế biến mà hoạt động này thuộc mã ngành 46310: bán buôn gạo, vì là hoạt động kinh doanh thương mại nên không thuộc ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm theo Điểm 40, Mục VII, Phần B, Phụ lục I Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ nên không được hưởng ưu đãi thuế TNDN, theo Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính”. Căn cứ những văn bản trên thấy rằng, Cty LT-TP chưa đủ điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ nên không được miễn thuế TNDN. Kháng cáo của Cục trưởng CTVL về truy thu thuế là có cơ sở chấp nhận… Thẩm phán Huỳnh Sáng thuộc Toà án nhân dân cấp cao TP.Hồ Chí Minh đã tuyên huỷ bản án sơ thẩm, giữ nguyên các quyết định xử phạt thuế của CTVL…/.
Trường Sơn |