Hội thảo có sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học thuộc các trường đại học,ínhsáchtàichínhhỗtrợphụchồivàpháttriểnkinhtếnhận định ac milan hôm nay viện nghiên cứu, ngân hàng, doanh nghiệp như: Học viện Ngân hàng, Đại học Tài chính - Kế toán, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam…
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Trọng Nghĩa - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong năm 2020, Việt Nam trải qua 3 đợt bùng phát dịch Covid-19. Với sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực của Chính phủ và sự đồng lòng của toàn dân, nền kinh tế vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương.
Các đại biểu thảo luận về các chính sách tài chính nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Đức Minh |
Theo nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), với tăng trưởng đạt 2,9% năm 2020 Việt Nam đã thể hiện khả năng chống chịu tốt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nằm trong những quốc gia có mức tăng trưởng cao trên thế giới.
Cũng theo TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, năm 2021 dịch Covid-19 diễn ra mạnh mẽ ngay từ đầu quý I, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Do vậy, để Việt Nam quay lại quỹ đạo tăng trưởng, sự hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp, nền kinh tế - xã hội là cần thiết và cấp bách.
Trong bối cảnh nêu trên, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP nhằm triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân cả nước phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội để sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời gian để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đề ra.
Chính vì vậy, theo TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, nhà trường tổ chức hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế, doanh nghiệp, ngân hàng cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách tài chính nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do tác động của đại dịch Covid-19.
Đồng thời, hội thảo sẽ cung cấp thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn cũng như giải pháp, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp trong việc đổi mới và vận dụng cơ chế, chính sách tài chính nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay.
Qua trình bày của các diễn giả, trao đổi, thảo luận, cung cấp thông tin, hội thảo đã thống nhất đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, bao gồm: duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát; hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đổi mới quản lý, quản trị doanh nghiệp; phục hồi và huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển…/.