【trận bóng đá hôm qua】Âm nhạc gắn kết yêu thương

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 18:03:21 评论数:

Âm nhạc giúp kết nối những thành viên trong gia đình

Ông Nguyễn Quang Thạnh (60 tuổi,Âmnhạcgắnkếtyêuthươtrận bóng đá hôm qua phường An Cựu, TP. Huế) cắt nghĩa về âm nhạc thế này: “Nhân loại có một thứ tài sản quý giá nhất là nghệ thuật và âm nhạc là một trong những loại hình đó? Ông đầu tư đàn piano, organ, ghi ta và ba bộ loa dành cho các dòng nhạc, nhạc trẻ, cổ điển và tiền chiến để chơi và thưởng thức” tại nhà. 

Nghe qua, chừng như ông Thạnh là người chuyên nghiệp, hiểu rõ từng nhạc cụ và nhạc lý hóa ra ông chỉ là tay ngang. Ông kể, từ lúc đang là học sinh cấp 2, ông đã thích đàn hát và là thành viên của đội văn nghệ trường. Dù có máu văn nghệ, nhưng ông không chọn âm nhạc làm con đường lập nghiệp. “Quan niệm của tôi, âm nhạc là để thưởng thức. Dù yêu thích nhưng tôi chọn ngành kỹ thuật để lập nghiệp. Hàng ngày tiếp xúc với máy móc nên lúc rảnh rỗi âm nhạc là thứ tôi hướng đến”, ông Thạnh tâm sự.

Theo ông Thạnh, âm nhạc là loại hình nghệ thuật có tính giáo dục cao, giúp bản tính con người trở nên tốt hơn, bồi đắp vốn sống, định hướng được tâm hồn và góp phần tạo nên nhân cách của con người. Bây giờ, sau một ngày mải mê công việc, gia đình ông Thạnh có những buổi “offline” âm nhạc.

Nhóm nhạc tại gia của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh

Những “nghệ sĩ” không chuyên đến với âm nhạc cốt để giải trí, hưởng thụ, phối thêm sắc màu cho cuộc sống. Dẫu không chuyên nhưng nhiều người sẵn sàng đầu tư. Nếu ai một lần nhìn thấy bộ nhạc cụ của họa sĩ Đinh Khắc Thịnh chắc phải trầm trồ, từ những nhạc cụ quen thuộc như, trống, ghi ta… đến djembe, loại nhạc cụ gần như là “hàng độc” ở Huế. “Tôi tập chơi nhạc một năm trở lại đây. Để tạo ra sự riêng biệt, tôi chọn djembe, vừa chơi vừa sưu tập. Âm nhạc là loại hình giải trí, mang đến cho con người những thứ lành mạnh”, anh Thịnh nói.

Bây giờ, anh Thịnh cùng những người bạn tạo thành một nhóm nhạc và sắm hẳn một dàn nhạc cụ mà đến cả các quán bar, phòng trà cũng phải mơ ước. Ngoài công việc thường nhật, lúc có dịp, các thành viên lại tụ tập cùng nhau chơi nhạc. Anh Thịnh cho biết: “Nhóm nhạc của tôi có 7 thành viên, đều là bạn bè thân thiết, yêu thích ca hát. Chúng tôi còn mời những nhạc công chuyên nghiệp cùng chơi để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm. Nhóm vừa tổ chức kỷ niệm 1 năm thành lập”.

Vợ chồng bà Lương Thị Thanh Hương (TP. Huế) từ ngày nghỉ hưu đã lấy âm nhạc để bầu bạn. Bà Hương tâm sự: “Âm nhạc giúp con người gần gũi với nhau. Điều đó càng được thể hiện trong đời sống gia đình. Vợ chồng tôi đều yêu thích ca hát. Mỗi ngày, sau những hoạt động thường nhật, chúng tôi thường dành một khoảng thời gian để cùng nhau ca hát. Điều đó giúp cuộc sống trở nên thi vị, ý nghĩa. Chính những buổi gia đình quây quần bên tiếng đàn, tiếng nhạc đã truyền cảm hứng, niềm đam mê âm nhạc cho các con. Bây giờ hai đứa con tôi đều là giảng viên thanh nhạc”.

“Hiện nay, các gia đình ở Huế sẵn sàng đầu tư nhạc cụ để sử dụng, thưởng thức. Ngoài công năng vốn có, nó có thể tạo không gian đẹp trong ngôi nhà. Âm nhạc gia đình phát triển cũng là một xu thế tất yếu, mang lại cho con người nhiều giá trị nhân văn và trước hết nó làm cho cuộc sống trở nên thi vị”, anh Đặng Văn Trường, giảng viên khoa Thanh nhạc (Học viện Âm nhạc Huế) nhìn nhận.

Quỳnh Viên