| Phiên bế mạc kỳ họp thứ nhất,ốchộitintưởnglãnhđạomớiđượcbầusẽđưađấtnướcvượtquakhókhăthứ hạng của beşiktaş Quốc hội khoá XV. |
Đó là thông điệp tại thông cáo báo chí của Tổng thư ký Quốc hội về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, vừa bế mạc chiều 28/7. Bầu, phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo cấp cao Thông cáo nêu rõ, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra 9 ngày trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Các cơ quan hữu quan, bộ, ngành, địa phương vẫn phải tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch. Trước tình hình đó, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ đã rất tích cực, khẩn trương, làm việc liên tục, ngoài giờ, không có ngày nghỉ để bảo đảm hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra với chất lượng tốt nhất và trong thời gian ngắn nhất. Kỳ họp đã kết thúc sớm 3 ngày so với chương trình đã được thông qua, tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội là lãnh đạo các địa phương, các bộ, ngành chỉ đạo công tác phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, Quốc hội đã bám sát tình hình thực tế và kịp thời quyết định bổ sung Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, tạo cơ sở pháp lý để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, linh hoạt hơn trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19, kịp thời kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Đây là quyết định đúng đắn, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tế, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Quốc hội trước Nhân dân; khẳng định Quốc hội luôn hành động, đồng hành cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong phòng, chống dịch, chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân, Tổng thư ký Quốc hội nhấn mạnh. Thông tin về công tác tổ chức, nhân sự, nội dung trọng tâm của kỳ họp, thông cáo cho biết Quốc hội đã quyết định số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, 4 Phó chủ tịch Quốc hội, 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, 4 Phó thủ tướng Chính phủ và 22 bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ. Quốc hội đã bầu, phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm 9 Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, 4 Phó thủ tướng Chính phủ, 18 Bộ trưởng, 4 Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, 1 Phó chủ tịch, 4 Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh). Đồng thời, phê chuẩn 4 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên thệ trước Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước theo quy định của Hiến pháp, thể hiện rõ trách nhiệm, cam kết mạnh mẽ, quyết tâm cao hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, đáp ứng kỳ vọng của cử tri và Nhân dân. "Quốc hội tin tưởng các vị lãnh đạo mới được bầu, phê chuẩn nêu cao tinh thần trách nhiệm, cống hiến hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân; tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, tích cực lắng nghe, linh hoạt, đổi mới sáng tạo, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính, kỷ luật, kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả, góp phần đưa đất nước vững bước vượt qua khó khăn, phát triển bứt phá trong giai đoạn 2021-2026, thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra", thông cáo nêu rõ. Nợ công hằng năm không quá 60% GDP Tại thông cáo, Tổng thư ký cho biết Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chínhquốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. Trong đó, phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn khoảng 8,3 triệu tỷ đồng; tổng chi ngân sách nhà nước khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, tỷ trọng chi đầu tưphát triển hàng năm đạt 28%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi ngân sách nhà nước. Quốc hội yêu cầu trong tổ chức thực hiện, cần phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7% GDP, trong tổ chức thực hiện, phấn đấu giảm tỷ lệ này xuống dưới 3,7% GDP. Quốc hội cũng quyết định tổng mức vay trong giai đoạn 2021-2025 của ngân sách trung ương khoảng 3,068 triệu tỷ đồng. Nợ công hằng năm không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% tổng số thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) không quá 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Kỳ họp này, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 2.870.000 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương là 1.500.000 tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương là 1.370.000 tỷ đồng); trong đó, bố trí 100.000 tỷ đồng để thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; 65.795,847 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện 03 dự ánquan trọng quốc gia, 38.738 tỷ đồng để đầu tư dự án quan trọng quốc gia đường bộ cao tốc Bắc - Nam tuyến phía Đông gia đoạn 2021-2025. Quốc hội giao chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án quan trọng quốc gia và mức vốn bố trí cho từng dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, không chia nhỏ dự án đối với số vốn 78.719 tỷ đồng để đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, dự án trọng điểm khác. Đồng thời, yêu cầu của Quốc hội là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại, sớm hoàn thành đưa các công trình đi vào sử dụng, phát huy hiệu quả thực tế. Tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư. |