【bongdaso.com 66】Quy chế hoạt động của Đoàn công tác liên ngành
Quy chế này quy định việc thành lập, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của Đoàn công tác liên ngành - Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Theo đó, Trưởng ban hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (khi được Trưởng ban ủy quyền) phê duyệt Kế hoạch công tác và ký Quyết định thành lập Đoàn công tác khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề xuất của Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Trưởng Đoàn công tác là Phó Trưởng ban hoặc Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giao Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm Trưởng Đoàn công tác.
Thành viên Đoàn công tác là công chức, sỹ quan thuộc các Bộ, ngành, đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; lãnh đạo, chuyên viên của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; trường hợp cần thiết, có thể trưng tập cán bộ làm công tác nghiệp vụ, chuyên gia từ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Đoàn công tác có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng trong việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Bên cạnh đó, Đoàn công tác cũng có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc công tác chỉ đạo, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc phức tạp, nghiêm trọng, có tổ chức về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; khảo sát, thu thập thông tin, ghi nhận phản ánh của nhân dân, các tổ chức, đoàn thể về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và các vấn đề liên quan khác tại địa bàn.
Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương, chính quyền các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu phối hợp của Đoàn công tác, nếu cố tình trì hoãn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Đoàn công tác thì người đứng đầu các cơ quan, đơn vị sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật.