Báo cáo công tác phòng,ínhphủđặtmụctiêungănchặnhiệuquảtìnhtrạngvòivĩnhngườidândoanhnghiệbảng xếp hạng olympique lyonnais gặp fc nantes chống tham nhũng năm 2022, Chính phủ xác định năm 2023 sẽ ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Xử lý hình sự 10 người đứng đầu để xảy ra tham nhũng Trước khi trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp tháng 9/2022, báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 của Chính phủ được Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội thẩm tra trong phiên họp toàn thế lần thứ 7, ngày 9/9. Theo đánh giá của Chính phủ, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 có bước tiến mạnh, đột phá. Qua đó tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, theo báo cáo, có chuyển biến tích cực. Các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 8.300 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 98 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm. Ngoài ra đã tiến hành kiểm tra tại 6.980 cơ quan, tổ chức, đơn vị (tăng 26,2% so với năm 2021) về thực hiện quy tắc ứng xử; từ đó đã xử lý 178 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm (tăng 98 trường hợp so với năm 2021). Đáng chú ý, có 7 trường hợp nộp lại quà tặng cho đơn vị, với số tiền 135,3 triệu đồng. Trong kỳ báo cáo, đã có có 542.337 người thực hiện kê khai tài sản, thu nhập. Thủ tướng đã phê duyệt định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 và các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai việc xác minh tài sản, thu nhập với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được lựa chọn ngẫu nhiên. Đến nay có 7.662 người được xác minh tài sản, thu nhập; 4.934 số cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được kiểm tra việc thực hiện. Qua xác minh có 74 người kê khai chưa đúng quy định, đã chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý theo quy định. Kết quả nữa là năm 2022 có 19 người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Trong đó, xử lý hình sự 10 người, cách chức 1 người, cảnh cáo 5 người và khiển trách 3 người. Năm 2002 các cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 637 vụ án, 1.366 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó khởi tố mới 389 vụ, 847 bị can (tăng 107 vụ, 311 bị can so với cùng kỳ năm trước); thiệt hại hơn 2.791 tỷ đồng; thu hồi tài sản trong các vụ án đang thụ lý trên 2.204 tỷ đồng, kê biên 20 bất động sảncác loại. Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 309 vụ, 721 bị can; tạm đình chỉ điều tra 22 vụ, 32 bị can; đình chỉ điều tra 06 vụ, 04 bị can; thay đổi tội danh 6 vụ, 7 bị can; chuyển vụ án 2 vụ, 03 bị can; hiện đang điều tra 292 vụ, 599 bị can. Tòa án Nhân dân các cấpgiải quyết theo thủ tục sơ thẩm 498 vụ /1.235 bị cáo; đã giải quyết 382 vụ /949 bị cáo; xét xử 285 vụ/680 bị cáo về các tội tham nhũng, trong đó tuyên phạt tù chung thân 5 bị cáo; xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 27 bị cáo; tù từ trên 7 năm đến 15 năm đối với 84 bị cáo; tù từ trên 3 năm đến 7 năm đối với 167 bị cáo; tù từ 3 năm trở xuống 363 bị cáo (trong đó cho hưởng án treo 139 bị cáo). Về công tác thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng, theo báo cáo thì tổng số việc phải thi hành là 3.846 việc với tổng số tiền là 88.604,9 tỷ đồng. Trong đó, số việc có điều kiện thi hành là 2.785 việc với số tiền gần 50.366,7 tỷ đồng; số việc chưa có điều kiện thi hành 1.045 việc với số tiền là 37.601,9 tỷ đồng. Trong số có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 1.493 việc (đạt tỷ lệ 53,61%) với số tiền gần 10.327,73 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 20,51%). Nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp chưa được ngăn chặn hiệu quả Nhìn nhận hạn chế, Chính phủ cho rằng, công tác xây dựng hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế- xã hội trên một số lĩnh vực vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý; một số quy định về quản lý kinh tế - xã hội còn sơ hở, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, dễ làm nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, nhất là trên các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đấu thầu; đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp… Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện. Một số biện pháp hiệu quả thấp.Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng vẫn còn hạn chế, vướng mắc. Một số nơi, người đứng đầu chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch, cung cấp thông tin trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ để phòng chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương còn có tình trạng xét duyệt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý thiếu chặt chẽ, một số trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực; bố trí người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh trong phạm vi quản lý; thiếu kiên quyết điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, uy tín thấp. Đáng chý ý là tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn có hiệu quả, vẫn gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có chuyển biến rõ nét; rất ít vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện qua tự kiểm tra trong nội bộ. Hoạt động thanh tra phát hiện nhiều sai phạm kinh tế, nhưng việc làm rõ động cơ vụ lợi để chuyển cơ quan điều tra kiến nghị khởi tố về các tội tham nhũng còn nhiều khó khăn. Tham nhũng sẽ khó lường hơn Dự báo tình hình tham nhũng, báo cáo nêu rõ, hành vi tham nhũng sẽ ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường hơn, xảy ra trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp; tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của chế độ. Xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023, Chính phủ cho biết sẽ kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm và làm đi đôi với nói của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Nhiệm vụ tiếp theo được đề cập là tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới… Chính phủ cũng xác định siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, thi hành án; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng… |