Trong suốt hơn 6 năm qua,ămấpủsảnphẩmrượutừkhổkeo bong da truc tiep ông Trần Văn Tổng (Năm Tổng), ở khu vực 1, phường VII, thành phố Vị Thanh, đã sáng tạo và ấp ủ nhiều kỳ vọng từ sản phẩm rượu nếp khổ qua và những sản phẩm rượu từ thiên nhiên do mình làm ra. Ông Trần Văn Tổng bên sản phẩm rượu nếp khổ qua của mình. Là một người ham học hỏi và thích sáng tạo, ông Năm Tổng thường xuyên tìm hiểu về các sản phẩm mới trên báo, đài và các mạng xã hội. Trong đó, ông rất tâm đắc với những công dụng tốt cho sức khỏe từ rượu ngâm với trái khổ qua. Năm 2015, ông bắt đầu thử nghiệm làm rượu nếp khổ qua tại gia đình. Những dây khổ qua được ông trồng trong vườn nhà, khi ra trái nhỏ, ông đưa vào chai nhựa và treo lên giàn. Đặc biệt, để hạn chế nước mưa và các loại côn trùng xâm nhập vào trong chai, ông dùng lá đinh lăng đậy kín miệng chai. Lá đinh lăng là một loại thực vật có vị thuốc, giúp cho chai rượu giữ được độ trong và tốt cho sức khỏe hơn. Khi trái khổ qua trong chai phát triển đến một kích thước phù hợp, ông cắt vào và làm sạch chai. Rượu dùng để ngâm với trái khổ là rượu nếp nguyên chất 45 độ, được ông lấy từ lò nấu rượu thủ công lâu đời tại địa phương. Để cho rượu bớt đắng và có vị ngọt dịu, ông cho vào một lượng đường phèn nhất định. Ngoài ra, không có bất kỳ hóa chất độc hại hay chất bảo quản nào. Mỗi chai đựng khổ qua được ông đổ vào một lít rượu nếp đã pha đường phèn. Khổ qua được ngâm với rượu khoảng 1 tháng là có thể uống được. Ông Năm Tổng cho biết, rượu để càng lâu hương vị sẽ càng ngon. Rượu nếp khổ qua Năm Tổng thành phẩm có màu rượu trong, không vẩn đục, trái khổ qua chuyển màu trắng, uống vào có vị ngọt và đắng nhẹ, mang lại cảm giác ngon miệng và kích thích vị giác cho người thưởng thức. Rượu khổ qua còn giúp người uống giảm tác hại của rượu, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Do đó, loại rượu này được những người thưởng thức ưa chuộng và đánh giá cao. Ông Trần Văn Đáng, ở ấp Mỹ Hiệp 2, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Mỗi lần đến nhà chơi, được chú Năm Tổng đãi uống rượu này, tôi thấy vị rất ngon và độc đáo, mà uống về không bị mệt hay khó chịu như khi uống những loại rượu khác”. Hàng năm, ông Năm Tổng cho ra thị trường khoảng 300 chai rượu nếp khổ qua, mỗi chai rượu có giá 100.000 đồng. Với vốn bỏ ra ban đầu chỉ hơn 40.000 đồng, còn lại là lấy công làm lời, sản phẩm mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình. Hiện nay, ông chủ yếu bán cho những người thân quen và giới thiệu trên mạng xã hội, được nhiều người bản xứ và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Cà Mau liên hệ đặt mua. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và phát triển kinh doanh, ông Tổng cho biết: “Sắp tới, tôi sẽ mở rộng diện tích trồng khổ qua. Tôi cũng đã tham khảo giá cả chai sành để chứa rượu thay vì chai nhựa như trước đây. Tôi sẽ thiết kế lại nhãn mác và đầu tư mua thêm máy đóng chai để sản phẩm rượu được chất lượng và có giá trị thẩm mỹ hơn”. Đồng thời, ông cũng quan tâm đến việc đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để mở rộng quy mô sản xuất của mình. Bên cạnh rượu khổ qua, ông Năm Tổng còn mày mò nghiên cứu nhiều loại rượu làm từ các loại củ, quả khác như rượu trái nhàu, rượu củ cải trắng. Thời gian qua, ông đã đích thân đến Bạc Liêu, Vũng Tàu và một số địa phương khác để tham khảo, học hỏi quy trình chế biến các loại rượu này. Với tinh thần ham mê sáng tạo và có định hướng phát triển cụ thể, những sản phẩm của ông Năm Tổng được kỳ vọng sẽ trở thành đặc sản mới của địa phương trong tương lai. Bài, ảnh: ĐANG THƯ |