【tỷ số atletico madrid】Chủ hộ kinh doanh sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chưa tới 40% lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm
Nghị quyết 28-NQ/TW (Nghị quyết 28) năm 2018 về cải cách bảo hiểm xã hội (BHXH) đặt ra mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH,ủhộkinhdoanhsẽphảithamgiabảohiểmxãhộibắtbuộtỷ số atletico madrid đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, cả nước mới chỉ có khoảng trên 37% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn 28,42 triệu người chưa tham gia (khoảng 62% lực lượng lao động trong độ tuổi). Vì vậy, mục tiêu bao phủ BHXH theo tinh thần Nghị quyết số 28 là một thách thức rất lớn nếu không có những giải pháp căn bản về cả chính sách và công tác tổ chức thực hiện chính sách.
Tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tới các tiểu thương tại Hà Nội. Ảnh: BHXH Hà Nội |
Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), qua tổng kết thi hành cho thấy, pháp luật BHXH bắt buộc còn bỏ sót một số nhóm đối tượng có nhu cầu và có khả năng nhưng chưa thực hiện, chưa được luật hóa để tham gia BHXH bắt buộc như: chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt. Hiện cả nước có hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh cá thể, gấp 6 lần số lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay nhóm này chưa thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, chỉ có rất ít chủ hộ kinh doanh cá thể hiện đang tham gia BHXH tự nguyện.
Bên cạnh đó, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến hết năm 2022, cả nước có khoảng 29.000 hợp tác xã hoạt động, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia, trong đó có 970.000 người lao động làm việc trong khu vực hợp tác xã. Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan BHXH thì hiện nay mới chỉ có gần 7.000 hợp tác xã đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho khoảng 40.000 người lao động. Bộ LĐTBXH cho biết, theo kết quả khảo sát tại một số địa phương, nhiều người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương có nguyện vọng tham gia BHXH bắt buộc.
Người dân thêm bảo vệ từ “lưới an sinh”
Nhằm thể chế hóa mục tiêu Nghị quyết 28 và nguyện vọng của nhiều người lao động trong khu vực phi chính thức, tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), Điều 31 đã bổ sung đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc bao gồm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc không trọn thời gian.
Đánh giá tác động của đề xuất đối với đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách, Bộ LĐTBXH cho biết, có khoảng 5,1 triệu hộ chủ thể chủ hộ kinh doanh cá thể hiện nay sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo đó, mỗi cá nhân chủ hộ sẽ phát sinh kinh phí đóng BHXH 25% (trong đó 22% vào quỹ hưu trí tử tuất, 3% vào quỹ ốm đau thai sản), trong khoảng từ 500 nghìn đồng/tháng cho đến 9 triệu đồng/tháng (tương đương từ 6 triệu đồng đến 108 triệu đồng/năm). Đối với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, cũng giống như đối với nhóm đối tượng chủ hộ kinh doanh cá thể, mỗi cá nhân thuộc đối tượng nêu trên sẽ phát sinh kinh phí đóng BHXH (25%). Mức kinh phí cụ thể phụ thuộc vào mức đóng do người tham gia là chủ hộ kinh doanh lựa chọn tham gia dựa trên khả năng đóng góp. Tuy nhiên, bù lại người tham gia là chủ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người điều hành hợp tác xã sẽ được bảo vệ khỏi những rủi ro, được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, mức hưởng tương đương với mức đóng góp.
Đối với người làm việc không trọn thời gian, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (người lao động đóng 8%; người sử dụng lao động đóng 14%), quỹ ốm đau thai sản (người sử dụng lao động 3%) trên tiền lương của người lao động. Theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, việc này sẽ làm phát sinh thêm chi phí cho người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, bù lại, người lao động và người sử dụng lao động đều nhận được lợi ích từ việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXH.
Cũng theo Bộ LĐTBXH, việc thực hiện chính sách sẽ giúp mở rộng diện bao phủ BHXH, đảm bảo mục tiêu phát triển đối tượng tham gia theo yêu cầu của Nghị quyết 28, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hướng đến BHXH toàn dân. Việc mở rộng đối tượng tham gia như trên sẽ giúp Nhà nước giảm áp lực trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho những người lao động này khi họ đến tuổi nghỉ hưu hoặc đến tuổi hưởng trợ giúp xã hội.
Đối tượng mở rộng sẽ làm tăng nguồn thu Đánh giá tác động của việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), cơ quan soạn thảo cho biết, đối với quỹ BHXH, đối tượng tham gia mở rộng sẽ làm tăng nguồn thu vào quỹ. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng nguồn chi từ quỹ trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong trung hạn, việc gia tăng đối tượng tham gia sẽ giúp cải thiện khả năng cân đối tài chính của quỹ, trong dài hạn thì cần phải xem xét, đánh giá cụ thể hơn theo từng quỹ thành phần, đặc biệt là đối với quỹ hưu trí, tử tuất do vấn đề nợ lương hưu tiềm ẩn, số người tham gia càng nhiều, số nợ lương hưu tiềm ẩn càng lớn. |