【trực tiếp bóng đá hôm nay vn】Chống chuyển giá: Phải xác định được giá trị đầu tư, doanh thu và chi phí thực
* PV: Như ông đã biết,ốngchuyểngiáPhảixácđịnhđượcgiátrịđầutưdoanhthuvàchiphíthựtrực tiếp bóng đá hôm nay vn vấn đề chuyển giá là một nội dung khá nhức nhối. Có ý kiến cho rằng, Luật Đầu tư mới vẫn còn kẽ hở cho các doanh nghiệp chuyển giá, điều này đã làm dư luận dậy sóng. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- TS. Vũ Đình Ánh: Trước hết cần khẳng định chuyển giá nói chung, chuyển giá trong đầu tư nói riêng là một hiện tượng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước có nền kinh tế thị trường phát triển lâu đời. Tại Việt Nam, chúng ta đã phát hiện, đồng thời xử lý một số trường hợp chuyển giá thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chống chuyển giá dựa trên quan hệ liên kết. Tuy nhiên, thực tế hoạt động chống chuyển giá còn đạt kết quả rất hạn chế do tính chất phức tạp của nó, thậm chí chuyển giá còn lan rộng từ khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sang khu vực DN trong nước. Những kinh nghiệm chống chuyển giá và xói mòn cơ sở thuế của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng không dễ áp dụng thành công ở nước ta.
TS. Vũ Đình Ánh |
Thêm vào đó, có một thời chưa xa chúng ta còn vô tình khuyến khích, hay ít nhất là bỏ qua hiện tượng chuyển giá của các DN FDI khi cho rằng, việc báo lỗ của doanh nghiệp FDI là họ thiệt vì đó là vốn của họ, còn mình không thiệt gì mà lỗ của khu vực DN nhà nước (DNNN) mới đáng quan tâm xử lý. Đồng thời, thành tích là thu hút được bao nhiêu vốn FDI cam kết và giải ngân, chứ không quan tâm đó là vốn thật hay vốn ảo, vốn tự có hay vốn đi vay. Chỉ đến khi hàng loạt DN FDI báo lỗ, không có thu nhập chịu thuế trong khi vẫn mở rộng sản xuất, tăng vốn đầu tư thì chúng ta mới thay đổi tư duy về bản chất tiêu cực và tác hại của chuyển giá.
Muộn còn hơn không, song cũng không nên vì vội và cấp bách mà thiếu tư duy đồng bộ và hệ thống. Trước hết, nếu chỉ cho rằng Luật Đầu tư mới không quy định thẩm định vốn đầu tư và mua sắm tài sản cố định của nhà đầu tư là kẽ hở cho chuyển giá, hay đúng hơn là kê khống giá trị đầu tư là chưa thật đầy đủ. Quy định như Luật Đầu tư mới là tiến bộ quan trọng trong cải thiện môi trường đầu tư, phù hợp với yêu cầu thu hút đầu tư phát triển đất nước cũng như thực hiện cam kết quốc tế, mở cửa hội nhập và tuân thủ các thông lệ quốc tế tốt.
Chính vì vậy, không nên dựa vào lý do chống chuyển giá trong đầu tư để quay trở lại cách thức quản lý đầu tư lạc hậu, nặng về hành chính, thủ tục rườm rà, phức tạp cản trở các nhà đầu tư như cách đây 10 - 15 năm. Quan trọng hơn là cần phải nhận thức chuyển giá là tất yếu khách quan, vì lợi ích của DN, của nhà đầu tư, nên họ luôn luôn có động cơ và động lực thực hiện chuyển giá nếu có thể trong toàn bộ quá trình hoạt động của mỗi DN, của mỗi dự án. Vì vậy, nếu chỉ tách rời chống chuyển giá riêng trong đầu tư là không phù hợp bản chất của chuyển giá và lại càng tệ hơn nếu định chống chuyển giá bằng các công cụ hành chính đã lỗi thời, đi ngược lại sự vận động của các quy luật thị trường.
* PV: Làm thế nào để chúng ta có thể nhận diện được hành vi chuyển giá của DN, qua đó tìm ra được giải pháp phòng, chống, thưa ông?
- TS. Vũ Đình Ánh: Khâu đầu tiên trong chống chuyển giá chính là nhận diện hành vi chuyển giá mà nền tảng là có quan hệ liên kết, hay nói cách khác là xuất hiện giao dịch có giá phi thị trường. Do đó, để nhận diện hành vi chuyển giá, cần phát hiện và chứng minh sự tồn tại của quan hệ liên kết. Quan hệ liên kết đó làm phát sinh giao dịch có giá phi thị trường, không chỉ giao dịch đầu tư, thương mại mà cả giao dịch tài chính, lao động, thuê mướn…
Nếu chỉ căn cứ vào phân tích lợi nhuận hoạt động thay cho lợi nhuận ròng khi DN nào đó liên tục lỗ, nhưng vẫn mở rộng sản xuất và đầu tư, thì chưa đầy đủ, chưa đúng bản chất và thiếu tính thuyết phục, do có vô vàn lý do để xảy ra tình trạng đó mà chuyển giá (nếu có) chỉ là một lý do. Người ta có câu “không nên vì chậu nước bẩn mà hắt cả đứa trẻ ngồi trong đó”. Như vậy, cốt lõi để phát hiện chuyển giá chính là nắm được giá thị trường để làm căn cứ phát hiện và xử lý những giao dịch dựa trên quan hệ liên kết với giá phi thị trường.
* PV: Làm thế nào chúng ta có thể biết được lợi nhuận thực của DN (chỉ số EBITDA)? Nói cách khác có cách nào để nhận biết được DN đang lãi thật chứ không phải khai lỗ để né thuế, thưa ông?
- TS. Vũ Đình Ánh:Né thuế hay tránh thuế không phải là tội như trốn lậu thuế, nên cách thức phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý cũng khác. Xác định lợi nhuận thực của DN để làm căn cứ thu nộp thuế TNDN theo cơ chế hiện hành là người nộp thuế tự khai, tự nộp với sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế, bên cạnh đó còn có sự phối hợp của các tổ chức có liên quan, thậm chí cả các tổ chức nước ngoài.
Muốn xác định được lợi nhuận thực, phải xác định được giá trị đầu tư thực, xác định được doanh thu thực và chi phí thực. Trong khi chúng ta còn quá nhiều lỗ hổng trong quản lý doanh thu, chi phí thực của DN thì hô hào xác định lợi nhuận thực, hay lợi nhuận hoạt động của DN để chống chuyển giá là không thực tế, thiếu khả thi và thiếu hiệu quả.
* PV: Đã có ý kiến cho rằng, để bịt lỗ hổng chuyển giá thì ngoài việc phải sửa Luật Đầu tư thì Ủy Ban kinh tế của Quốc hội, Bộ Công thương nên thành lập bộ phận chuyên theo dõi, thẩm định về vấn đề chuyển giá. Với góc nhìn chuyên gia, theo ông để kiểm soát được vấn đề chuyển giá thì cần có những giải pháp nào?
- TS. Vũ Đình Ánh: Như đã nói ở trên, chuyển giá có tính hệ thống chứ không phải chỉ ở lĩnh vực đầu tư và bản chất của nó ở “giá” chứ không phải “vốn”, nên chống chuyển giá không thể cắt khúc bằng việc sửa Luật Đầu tư hay luật nào đó có liên quan để bịt lỗ hổng được. Theo tôi, do tính chất và mức độ nghiêm trọng của chuyển giá, cũng như tác động tiêu cực của chuyển giá tới kinh tế - xã hội của nước ta, thì cần sớm ban hành Luật Chống chuyển giá. Tất cả các nội dung chống chuyển giá, từ phòng ngừa, ngăn chặn, đến phát hiện, xử lý hành vi chuyển giá đều được quy định trong luật này, thay vì đề xuất sửa đổi các luật khác, thậm chí có thể sửa không đúng.
Theo tôi, căn cứ tình hình thực tế và chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành của nước ta, thì cơ quan khởi thảo dự Luật Chống chuyển giá nên là Bộ Tài chính. Vì Bộ Tài chính có đầy đủ khả năng về tổ chức bộ máy và nhân sự để soạn thảo dự Luật Chống chuyển giá cho đất nước. Quan trọng nhất là chính Bộ Tài chính đang có động cơ và động lực nhất trong các bộ, ngành ở nước ta trong chống chuyển giá.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Cơ quan khởi thảo dự Luật Chống chuyển giá nên là Bộ Tài chính. Bộ Tài chính nên mạnh dạn nhận nhiệm vụ quan trọng này, vì Bộ Tài chính có đầy đủ khả năng về tổ chức bộ máy và nhân sự để soạn thảo dự Luật Chống chuyển giá cho đất nước. Quan trọng nhất là chính Bộ Tài chính đang có động cơ và động lực nhất trong các bộ, ngành ở nước ta trong chống chuyển giá. |
Nhật Minh (thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Welcome ceremony held for Malaysian PM
- ·VN, Thailand should work together in post
- ·Party leader applauds improved coal workers' income, quality of life
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Việt Nam, Malaysia issue joint press statement
- ·Việt Nam records lowest number of new COVID infections in two months
- ·PM visits Bình Phước, directs infrastructure development
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·World Bank a highly important development partner: PM
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Việt Nam joins WIPO Performances and Phonograms Treaty
- ·Global approach needed on cybersecurity: PM
- ·Việt Nam, Panama seek cooperation in potential fields
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Facebooker with large following arrested over false information on stock, bond markets
- ·Vietnamese leaders extend sympathies to China over plane crash
- ·Vietnamese, Malaysian news agencies to enhance collaboration
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Lao PM applauds partnerships between Vietnamese, Lao ministries