TheắngnóngliêntụcnhucầuđiệnởmiềnNamtăngtrưởngmạbóng đá lu 5.como Cục Điều tiết điện lực (ERAV), tính từ đầu năm đến nay, phụ tải quốc gia tăng trưởng khoảng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đáng chú ý là miền Nam tăng trưởng tới 12%, miền Bắc là 10% và miền Trung là 6,9%. Việc phụ tải tiêu thụ điện ở miền Nam tăng trưởng cao có phần nào ảnh hưởng từ thực tế thời tiết tại khu vực này đang chịu ảnh hưởng của El Nino và trở nên nắng nóng hơn bình thường. | Nhiệt độ ở nhiều nơi tại miền Nam đang cao hơn các năm |
Theo cơ quan khí tượng, nắng nóng khả năng xuất hiện sớm tại Nam Bộ (tập trung ở miền Đông), Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Bộ. Số ngày nắng nóng ở các khu vực có thể cao hơn trung bình nhiều năm. Trên thực tế, khu vực miền Nam đã nắng nóng liên tục 10 ngày qua. Thậm chí có những nơi như Biên Hoà (Đồng Nai), nền nhiệt độ ở thời điểm tháng 2 này đã lên mức cao nhất kể từ năm 1998, với 38 độ C. Nền nhiệt độ tăng cao trong tháng 2/2024 so với lịch sử nhiều năm cũng diễn ra rại Thủ Dầu Một (Bình Dương), TP. HCM, Vĩnh Long, Đồng Tháp. | Biên Hoà có mức nhiệt độ cao nhất trong gần 30 năm qua |
Cũng trong 3 tháng đầu năm 2024, Tây Nguyên và Nam Bộ ít khả năng xuất hiện mưa trái mùa, do vậy tình trạng khô hạn có thể kéo dài trong thời kỳ này. Từ tháng 1 tới tháng 3/2024, cơ quan khí tượng cũng dự báo, nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn khoảng 1-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm. Cũng tại miền Nam các hồ thuỷ điện đang có nước về thấp hơn so với mức trung bình nhiều năm (chỉ bằng 39%-98% trung bình nhiều năm) ngoại từ hồ thuỷ điện Đồng Nai 2, Hàm Thuận, Đa Nhim. Tình hình nước về các hồ thủy điện miền Bắc cũng thấp hơn so với trung bình nhiều năm (bằng từ 48-99% trung bình nhiều năm) ngoại trừ Thác Bà, Tuyên Quang. Tại miền Trung các hồ thuỷ điện có nước về tốt, hầu hết đều đạt xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, trừ một số hồ có nước về kém là hồ thuỷ điện Quảng Trị, Bình Điền, Hương Điền, A Vương, Sông Tranh 2, Sông Bung 2, Vĩnh Sơn A/B, Kanak, Sông Ba Hạ, Nam Kong 3, Ialy, ĐakRTih, Đồng Nai 3, Sông Côn 2A (chỉ đạt khoảng 18-98% trung bình nhiều năm). Trong tuần 07/2024 (từ ngày 12/2 đến 18/2), do vẫn chịu ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên phụ tải tiếp tục duy trì thấp. Sản lượng trung bình ngày là 573 triệu kWh, cao hơn so với tuần trước khoảng 14,3 triệu kWh. Công suất cực đại trong tuần đạt 36.106 MW, cao hơn 249,6 MW so với tuần trước. Để đảm bảo cấp điện khi càng vào giữa mùa khô, nước về các hồ thuỷ điện miền Bắc vẫn thấp, các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc được khai thác tối đa, đồng thời truyền tải cao điện từ miền Trung ra Bắc nhằm tiết kiệm các hồ thủy điện đồng bộ với việc xả nước phục vụ nông nghiệp vụ Đông Xuân đợt 2 với mục tiêu giữ nước cho phát điện nhằm đảm bảo cung cấp điện trong mùa nắng nóng năm 2024. Đây cũng là theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 1412/CĐ-TTg ngày 25/12/2023, thông báo số 457/TB-VPCP ngày 06/11/2024, công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024, văn bản số 661/CT-BNN-TL ngày 23/1/2024 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn bản số 8050/BCT-ĐTĐL ngày 13/11/2023 của Bộ Công Thương về các giải pháp đảm bảo cung ứng điện năm 2024. | Nhiệt điện Thái Bình 2 lại được huy động phát điện từ ngày 13/2 ( mồng 4 Tết) và 18/2/2024 (Chủ nhật, mồng 9 Tết) |
Đơn cử như huy động Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình có tuổi đời 50 năm ngay sau kỳ nghỉ Tết để giữ nước các hồ thủy điện miền Bắc, đáp ứng cao điểm và đảm bảo an ninh cung cấp điện mùa khô; hay huy động Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 để đảm bảo công suất khả dụng cho hệ thống điện miền Bắc và tiết kiệm thuỷ điện đã được thực hiện ngay trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán hay Nhiệt điện than BOT Nghi Sơn 2 được huy động ở mức đảm bảo bao tiêu. Đồng thời truyền tải trên cung đoạn 500 kV Nho Quan - Nghi Sơn 2 duy trì mức xấp xỉ giới hạn cho phép với sản lượng truyền tải trong tuần 17,5 - 37,2 triệu kWh, công suất truyền tải tối đa có thời điểm ghi nhận đạt 2.302 MW. Tại miền Nam và miền Trung, các nhà máy máy thuỷ điện có nước về tốt và đang xả được huy động tối đa cùng các nguồn năng lượng tái tạo, các nhà máy còn lại khai thác tối ưu theo kế hoạch. Cụ thể, huy động từ 7-15 tổ máy nhiệt điện than và 5-8 tổ máy tuabin khí ở khu vực này để đảm bảo khả dụng nguồn, đáp ứng nhu cầu phụ tải và chế độ lưới điện cũng như yêu cầu vận hành của hệ thống cấp khí. Với thực tế hiện nay, các nhà máy năng lượng tái tạo trong hệ thống vẫn đang được huy động ở mức bình quân khoảng 121,6 triệu kWh/ngày. Để đảm bảo an ninh cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho hệ thống điện quốc gia trong tháng 2/2024 và các tháng tiếp theo, các đơn vị phát điện cũng được yêu cầu chủ động báo cáo, cung cấp thông tin khả thi, có tính chính xác về tình hình vận hành tổ máy, nguyên nhân sự cố, thời gian khắc phục, tồn kho than, dự kiến tiến độ và kế hoạch nhập than gửi Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nhà máy sẵn sàng phát điện nhưng thiếu nhiên liệu than không phát đủ công suất, để có cơ sở lập kế hoạch vận hành cho các tháng còn lại trong năm 2024. Bởi việc không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không có tính khả thi và chính xác sẽ gây ảnh hưởng tới huy động các Nhà máy điện khác cũng như việc đảm bảo an ninh cung ứng điện toàn hệ thống Quốc gia hay các khu vực. |