欢迎来到Empire777

Empire777

【bxh trung quốc】Thất bại trong dự báo lạm phát làm giảm uy tín của các ngân hàng trung ương

时间:2025-01-11 00:20:32 出处:Cúp C2阅读(143)

Thất bại trong dự báo lạm phát làm giảm uy tín của các ngân hàng trung ương
Do không lường trước được lạm phát đã khiến nhiều ngân hàng trung ương phải mạnh tay tăng lãi suất. Ảnh: TL

Nhiều quốc gia phải trả giá đắt cho những sai sót trong dự báo

Đầu tiên phải kể đến, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã không dự đoán được lạm phát sẽ tăng lên và sau đó, lại đánh giá quá cao tốc độ giảm của nó. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đánh giá thấp quy mô và sự dai dẳng của lạm phát. Trên khắp thế giới, những dự báo yếu kém tương tự đã góp phần khiến các ngân hàng trung ương (NHTW) không thực hiện được công việc chính của họ: duy trì sự ổn định giá cả.

Thất bại trong việc dự báo lạm phát không chỉ khiến các NHTW gặp rủi ro về bất ổn tài chính khi phải tăng lãi suất nhanh hơn bình thường, mà còn đe dọa uy tín của các tổ chức dựa vào niềm tin để lèo lái nền kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững.

Stephen King - cố vấn kinh tế cấp cao của HSBC đổ lỗi cho sự thất bại tập thể này là do những chuyên gia tại các NHTW dựa quá nhiều vào khả năng của chính họ để kiểm soát kỳ vọng của công chúng về những gì sẽ xảy ra với giá cả trong tương lai.

Ở những thời điểm bình thường, các quy tắc chi phối quyết định của các doanh nghiệp về giá cả và nhu cầu tăng lương của người lao động có thể bị ảnh hưởng bởi mục tiêu lạm phát của chính các NHTW là khoảng 2%. Nhưng, điều mà các dự báo không thể hiện được là những quy tắc đó chỉ đúng khi lạm phát nhìn chung ổn định. Một khi áp lực giá tăng cao và duy trì ở mức cao, mọi người bắt đầu tin rằng “NHTW hiện đang nói những điều vô nghĩa”. Có rất nhiều người hoài nghi và các chỉ số lạm phát gần đây trở nên quan trọng hơn việc các NHTW khăng khăng rằng, các chính sách của họ có thể dập tắt áp lực giá cả.

Thừa nhận sai lầm

ECB đã đưa ra lời nhận lỗi cho việc đánh giá thấp lạm phát và đã hứa sẽ tập trung nhiều hơn vào lạm phát cơ bản hơn là các mô hình dự báo trong tương lai. IMF cũng đã trao đổi cởi mở về “những đánh giá sai lầm” trong dự báo của mình, mặc dù điều này không xuất hiện trong bất kỳ báo cáo hàng đầu nào của họ.

Trong khi đó, BoE lại lập luận rằng những sai lầm của họ là do sai sót nhỏ trong cách đưa ra các dự báo của mình, thay vào đó là kết quả của những cú sốc lớn như cuộc xung đột ở Ukraine mà họ không thể dự đoán được.

Trong khi các tổ chức khác ít phòng thủ hơn, các nhà kinh tế học ở những nơi khác cảnh báo công chúng nên ít tập trung hơn vào việc liệu các dự báo có đúng hay không, thay vào đó nên tập trung hơn vào việc liệu các dự báo có nói lên điều gì sâu sắc về nền kinh tế tại thời điểm này hay không.

Richard Hughes - người đứng đầu cơ quan giám sát tài chính độc lập của Vương quốc Anh - Văn phòng Trách nhiệm ngân sách, thừa nhận việc không phát hiện ra sự gia tăng của áp lực giá cả, cùng với việc đánh giá thấp sự suy giảm tăng trưởng năng suất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là 1 trong “2 lỗi dự báo vĩ mô lớn” đã mắc phải trong những thập kỷ gần đây. Tuy nhiên ông nói, các dự báo vẫn là “sự hiểu biết tốt nhất về tương lai, tùy thuộc vào kiến ​​thức của bạn về hiện tại”. Hughes nhấn mạnh sự giống nhau giữa những dự đoán này và giá cả trên thị trường tài chính, vốn cũng thay đổi khi thực tế thay đổi. Hughes nói: “Thị trường đang phản ứng với tin tức, trong khi chúng tôi lại đã hiểu sai”.

Alexandra Dimitrijevic - Trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển toàn cầu của Standard & Poor's, cơ quan xếp hạng tín nhiệm cho biết, mục đích của các dự báo không phải là lấy các con số chính xác đến chữ số thập phân cuối cùng, mà là “để xem xét diễn biến, hướng đi và các rủi ro”. “Theo định nghĩa, một dự báo không bao giờ đúng. Câu hỏi đặt ra là liệu nó có hữu ích hay không” - Dimitrijevic nói thêm.

Thách thức lớn với các ngân hàng trung ương

Clare Lombardelli - kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thừa nhận, các ngân hàng trung ương phải đối mặt với một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, vì họ không chỉ phải đưa ra dự báo về lạm phát, mà còn phải đưa ra chính sách để tác động đến áp lực giá cả trong hai năm tới. Thách thức đó đặc biệt khó khăn trong một môi trường như hiện nay, khi hậu quả của đại dịch và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine rất khó dự đoán.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: