Thúc đẩy xuất khẩu
Một số chuyên gia trong nước cho rằng: Việc NHNN phải hạ tỷ giá VND là một sự cần thiết vì sức ép nên giá trị VND đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Việc hạ giá VND cũng tương tự như trường hợp Nhật Bản hạ tỷ giá đồng Yên làm tăng xuất khẩu,ăngtrưởngkinhtếcóbịảnhhưởbảng xếp hạng bundesliga 2022 nên xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ tăng lên và việc VND bị giảm giá có lợi nhiều hơn. Phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, xuất khẩu dầu thô có thể sẽ được lợi từ việc tăng tỷ giá.
Hơn nữa, nếu dùng nhiều nguyên liệu trong nước trong khâu sản xuất, hàng xuất khẩu, giá sẽ thấp hơn khi quy ra USD. Điều này giúp hàng Việt dễ cạnh tranh hơn, vì giá rẻ hơn trước. Vì vậy, khả năng xuất khẩu tăng lên từ việc tăng tỷ giá là điều dễ nhận thấy.
Nhưng Việt Nam vốn không phải là nước xuất siêu, nên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng tỷ giá USD/VND thêm 1% là không có lợi, vì giá mua hàng nhập cảng sẽ cao hơn khi qui ra VND. Đặc biệt, đối với các mặt hàng như dệt may, điện tử, thức ăn chăn nuôi thì tỷ lệ giá trị gia tăng của hàng Việt Nam còn rất thấp và phần lớn dựa vào hàng nhập khẩu.
Nếu tăng tỷ giá như vậy thì các hàng nhập khẩu sẽ đắt lên, không có lợi cho việc cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước - đặc biệt là cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng: tăng tỷ giá USD/ VND thêm 1% thì sẽ làm cho lạm phát tăng lên, vì Việt Nam nhập khẩu với một tỷ lệ rất lớn, cho nên điều chỉnh tỷ giá như vậy sẽ dẫn đến các hàng hóa, thí dụ như xăng dầu, đã ngay lập tức tăng lên.
|
Tác động đối với tăng trưởng kinh tế
Trước nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc tăng tỷ giá USD/VND, hiện có những lo ngại về ảnh hưởng của việc điều chỉnh biên độ này tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013. Tuy nhiên, Báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố cho thấy, nhập khẩu ở Việt Nam đang giảm. Vì vậy, việc NHNN điều chỉnh tỷ giá với biên độ như vậy có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu tăng lên.
Các chuyên gia kinh tế của WB cho rằng: Tại thời điểm này khi NHNN quyết định tăng tỷ giá USD/VND thêm 1% là một quyết định đúng. Bởi, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những thay đổi trên thị trường tiền tệ, ngoại hối vì các gói nới lỏng định lượng của Mỹ dần dần đã giảm xuống, khiến cho tất cả các đồng tiền như đồng Rupiah của Indonesia hay Ringgit của Malaysia…đều chịu áp lực giảm giá như vậy.
VND cũng không nằm ngoài xu hướng này. Vì vậy, việc hạ giá VND với biên độ như vậy là vừa phải. Bên cạnh đó, tác động của các giao dịch về vàng trong nước sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ, tạo sức ép lên việc tăng tỷ giá USD/VND.
Nhận định về việc điều chỉnh này, ông Deepak K. Mishra- chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khẳng định: Theo tôi, việc VND mất giá 1% so với USD không có tác động gì đến tăng trưởng kinh tế, không thể làm cho tăng trưởng chậm lại, vì tăng trưởng của nền kinh tế còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ trong thời gian qua đã phát huy được hiệu quả, giúp ngăn chặn sự phát triển tiếp tục của những điểm yếu của nền kinh tế. Và về trung hạn và dài hạn thì chính sách tiền tệ cũng như chính sách về tỷ giá của Chính phủ, của NHNN sẽ vẫn duy trì ở mức ổn định.
Ông Deepak K. Mishra còn nhấn mạnh: tăng trưởng ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Những quý đầu năm bao giờ cũng tăng trưởng chậm hơn những tháng cuối năm. Vì vậy, tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 4,9% là điều không có gì đáng lo ngại cho việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,3- 5,5% vào cuối năm.
Tuy nhiên, để đưa nền kinh tế trở lại lộ trình tăng trưởng tốt, xứng với tiềm năng thì chỉ dựa vào các gói kích cầu đã tung ra thôi sẽ không đủ, mà quá trình cách cơ cấu của nền kinh tế cần phải diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong khu vực tài chính, ngân hàng.
“Về trung hạn cũng như dài hạn, cả WB và Quỹ tiền tệ quốc tế đều có quan điểm rằng, Việt Nam nên và cần áp dụng một tỷ giá linh hoạt hơn trong vòng 5-10 năm tới. Đây là điều kiện cần cho các quốc gia có thu nhập trung bình. Điều này đòi hỏi chính phủ, đặc biệt là NHNN cần phải đưa ra những chính sách và cách tiếp cận phù hợp, tích cực và thận trọng”. (Ông Deepak K. Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam) |
Vũ Luyện