【kết quả bóng đá verona】Nuôi tôm dưới tán rừng: Bước đi bền vững

Cúp C2 2025-01-25 15:33:29 5

Báo Cà Mau(CMO) “Phát triển tôm sinh thái kết hợp với những sản vật dưới tán rừng là 1 trong 3 đột phá mà huyện chọn để tập trung chỉ đạo trong thời gian tới”, đó là chia sẻ đầy tâm huyết của Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Ngô Minh Toại.

Để trở thành 1 trong 3 đột phá chiến lược của huyện, con tôm sinh thái đã trải qua hành trình thử thách hơn 20 năm để chứng minh giá trị với người dân, chính quyền địa phương và người tiêu dùng trên thế giới.

Vươn tầm thế giới

Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc (giữa) khảo sát thực tế mô hình nuôi tôm sinh thái trên địa bàn huyện. Ảnh: Huỳnh Tứ
Ngoài con tôm, cua, sau chu kỳ 12 năm cây rừng sẽ mang về cho người dân từ 150-200 triệu đồng/ha.

Câu chuyện vươn mình ra thế giới của con tôm sinh thái bắt đầu từ năm 1999. Biết được ưu thế khó nơi nào có được, lãnh đạo UBND huyện thời ấy cùng lãnh đạo Lâm Ngư trường 184 (nay thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển) đã dùng con tôm nuôi dưới tán rừng để thết đãi những vị khách đến từ Đại sứ quán Thuỵ Sĩ. Sau bữa cơm dưới tán rừng cùng với những sản vật vốn rất tự nhiên và vô cùng đặc trưng của Cà Mau, một dự án tài trợ nuôi tôm sinh thái kết hợp với bảo vệ và phát triển rừng đã được triển khai. Và chẳng lâu sau tôm sinh thái nơi đây được cấp giấy chứng nhận. Có được giấy “thông hành” của các tổ chức như EU, Hà Lan..., con tôm sinh thái bắt đầu hành trình xuất ngoại.

Kể từ đó, mô hình nuôi tôm sinh thái cứ thế được nhân rộng trong dân trên địa bàn toàn huyện, trong đó xã Viên An Đông được xem là điểm nhấn. Nhắc đến mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, Phó chủ tịch UBND xã Viên An Đông Lương Huỳnh Hảo hào hứng: "Toàn bộ diện tích của 14 ấp trên địa bàn xã đều đang nuôi tôm sinh thái. Trong đó có hơn 6.300 ha với 1.203 hộ đã được công nhận đạt tiêu chuẩn Naturland, ASC, Selva Shrimp của EU, Hà Lan. Hiện nay, toàn bộ diện tích này đã được Tập đoàn Minh Phú và Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Năm Căn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm". 

Được chứng nhận này, hàng năm người dân được hưởng lợi rất lớn từ tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ con giống, dịch vụ môi trường rừng... “Chỉ tính riêng dịch vụ chi trả môi trường rừng hiện 1.203 hộ này hàng năm được nhận hơn 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, qua thời gian nuôi, mô hình này đã chứng minh tính hiệu quả không chỉ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng con tôm mà còn bảo vệ môi trường, đảm bảo được sự phát triển tương lai lâu dài. Đây là hướng đi hiệu quả nhất cho người dân Viên An Đông”, ông Hảo nhận định.

Nhận định này của ông Hảo đã được khẳng định bằng thực tế. Vào thời điểm năm 2015, trong khi không ít lô hàng thuỷ sản phải nằm kho hay thê thảm hơn là bị đối tác trả về do có tạp chất, dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng... thì các sản phảm từ con tôm sinh thái đều dễ dàng xuất ngoại thành công, thậm chí được ưa chuộng bậc nhất.

Gần nhất và dễ thấy nhất là trong điều kiện dịch Covid-19 đang tác động rất nặng nề, giá thành nhiều mặt hàng tôm sụt giảm mạnh, thế nhưng con tôm sinh thái của xã viên các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Viên An Đông vẫn bán được giá cao do có doanh nghiệp bao tiêu và trợ giá cho người dân.

Hướng phát triển tương lai

Có thể con tôm sinh thái không vượt bậc về năng suất như các loại hình nuôi khác như tôm thâm canh và siêu thâm canh, thế nhưng tính ổn định khỏi phải bàn cãi. Điều này càng được thấy rõ hơn khi đến thăm và chứng kiến sự phát triển của 17 xã viên trong HTX nuôi tôm sinh thái Đại Đoàn Kết, ấp Xẻo Lá, xã Viên An Đông. Con kênh Xẻo Lá nhỏ nhận phù sa từ biển thông qua dòng chảy của kênh Xẻo Lá mang về vun bồi cho mảnh đất này ngày một màu mỡ.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà tường kiên cố, Giám đốc HTX Đại Đoàn Kết Phan Minh Ký (Út Ký), người có 22 năm tuổi Đảng, chân tình: "Đây không phải là căn nhà duy nhất của tôi, cách đây không xa cũng có 1 căn thứ hai như vậy. Tất cả đều nhờ nuôi tôm sinh thái mà có". Chỉ tay ra miếng vuông hơn 60 công đất sau nhà, ông Út Ký tâm đắc chia sẻ, toàn bộ 17 xã viên của HTX đều duy trì được diện tích rừng theo đúng tiêu chí mà các tổ chức thế giới quy định (50% diện tích rừng) khi công nhận đạt chuẩn, thậm chí nhiều hộ diện tích này còn tăng hơn trước.

Nói về công tác quản lý, phát triển rừng, ông Hảo tâm đắc: “Rừng sản xuất giao khoán của người dân hiện nay có thể không cần ban quản lý”. Ông Hảo lý giải thêm, kể từ khi nuôi tôm sinh thái, tình trạng chặt phá cây rừng gần như không còn, thậm chí người dân còn trồng rừng nhiều hơn so với diện tích theo quy đinh. Bởi hiện nay giá trị cây rừng mang lại cho người dân thu nhập không nhỏ. 1 chu kỳ khoảng 12 năm, 1 ha rừng có thể mang về cho người dân từ 150-200 triệu đồng. Đây là của để dành đáng kể.

Thống kê sơ bộ về hiệu quả kinh tế, ông Út Ký tự hào, hiện nay 17 xã viên của HTX đều thuộc diện khá giả. Bình quân mỗi hộ 1 năm thu nhập khoảng 250 triệu đồng từ con tôm sinh thái, 80-90 triệu đồng từ con cua và nhiều nguồn thu đáng kể khác. Ngoài ra, hiện nay HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra, do đó tiết kiệm chi phí trong sản xuất đáng kể. Tiêu biểu là việc sên vét ao đầm, HTX đã ký được hợp đồng thấp hơn giá thị trường 40.000 đồng/công đất, với 500 ha của HTX mỗi năm tiết kiệm được trên 200 triệu đồng.

Không chỉ có HTX Đại Đoàn Kết, hiện toàn xã có 24 tổ hợp tác với 298 tổ viên và 4 HTX đều có hợp đồng liên kết đầu vào, đầu ra sản phẩm. “Thời gian tới, chính quyền địa phương quan tâm đẩy mạnh phát triển mô hình sản xuất tôm sinh thái, vận động người dân liên kết sản xuất thông qua tổ hợp tác và HTX để phát huy thương hiệu đã có”, ông Hảo chia sẻ.

Nuôi hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng thức ăn, hoá chất, kháng sinh... trong quá trình nuôi, tôm rừng hiện là loại sản phẩm được thị trường thế giới, kể cả thị trường khó tính ưa chuộng. Để tiếp tục phát huy lợi thế và những kết quả đạt được, ngay từ đầu năm 2017, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ngọc Hiển đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05 về nuôi tôm sinh thái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020. Theo đó, để đạt hiệu quả cao nhất, UBND huyện đã xây dựng Kế hoạch số 70 để triển khai, tổ chức thực hiện.

Đạt được các chứng nhận đã khó, giữ vững uy tín để duy trì hiệu quả các chứng nhận quốc tế còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, đối với ông Út Ký lại vô cùng tự tin khi chia sẻ, toàn bộ diện tích của HTX sẽ đạt khi tái thẩm định lại, bởi qua một thời gian tất cả đều nhận thấy giá trị tôm sinh thái mang lại cho bà con rất lớn nên ai cũng quyết tâm giữ chuẩn.

Lĩnh vực nuôi thuỷ sản của tỉnh đang ngày càng gặp khó khăn do yếu tố môi trường, dịch bệnh, trong khi nhu cầu thế giới và trong nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề thực phẩm sạch và sản xuất sạch, thì con tôm sinh thái càng được khẳng định vị trí của mình. Đây là thời cơ để người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Do vậy, nuôi tôm sinh thái được xem như mô hình bền vững và là hướng đi tích cực nhất cho tương lai./.

Đến nay, toàn huyện Ngọc Hiển có 4.500 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái với diện tích 17.805 ha, phấn đấu đến cuối năm nay diện tích nuôi tôm sinh thái đạt 18.810 ha. Trong đó có 110 tổ hợp tác sản xuất với 1.413 hộ và 14 HTX. Ngoài ra, huyện đang tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng con giống, mục tiêu là đến hết năm 2020 lượng giống thuỷ sản cung cấp cho thị trường đạt 11 tỷ con.

 

Nguyễn Phú

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/895c298201.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Vị vua duy nhất trong sử Việt đỗ trạng nguyên, sáng lập nên triều đại riêng?

Gần 90 trường đại học xét tuyển bổ sung, điểm sàn cao nhất 28,58

Một trường chuyên có 4 học sinh cùng giành huy chương Olympic Tin học quốc tế

Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn

Câu đố dân gian hack não của trẻ con, người lớn chào thua

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm các em nhỏ trường Hy vọng Đà Nẵng

Nhiều học sinh trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện, 1 em tử vong

友情链接