当前位置:首页 > World Cup

【dewa united fc】EVN khẳng định: Từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi không tăng giá điện

Chiều ngày 30/12/2014,ẳngđịnhTừnayđếnTếtNguyênđánẤtMùikhôngtănggiáđiệdewa united fc Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện trong năm 2013 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Ông Đinh Quang Tri, Phó Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, mặc dù giá than đã được điều chỉnh tăng dần theo thời gian, giá khí cũng được điều chỉnh tăng theo lộ trình và từ năm 2016 trở đi, Chính phủ cho phép giá khí sẽ điều chỉnh tăng 2% mỗi năm và theo kế hoạch, giá khí sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng tăng… Song ngành điện sẽ cố gắng để cả năm 2014 sẽ không tăng giá. Từ nay đến tết giá điện cũng sẽ không thay đổi.

Theo kết quả kiểm tra, sản lượng điện thương phẩm trong năm 2013 đạt 115,28 tỷ kWh, tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống là 8,87%. Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm 2013 là 169.905,89 tỷ đồng, trong đó giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2013 là 1.473,8 đồng/kWh.

Trong đó, tổng chi phí khâu phát điện là 130.912,1 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.135,57 đồng/kWh; tổng chi phí khâu truyền tải điện là 9.200,09 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 79,8 đồng/kWh; tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ là 29.047,41 tỷ đồng; tổng chi phí các khâu phụ trợ - quản lý ngành là 746,29 tỷ đồng.

Tăng giá điện năm 2015

Giá điện năm 2015 có thể vẫn điều chỉnh tăng. Ảnh minh họa

Chi phí sản xuất, kinh doanh điện tại các huyện đảo khu vực chưa nối với lưới điện quốc gia được hạch toán vào giá thành sản xuất điện năm 2013. Trong đó, khoản bù giá cho một số huyện đảo như Phú Quốc, Lý Sơn…là 214 tỷ đồng.

Trong khi đó, doanh thu bán điện năm 2013 của EVN là 172.903,33 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong 2013 là 1.941 tỷ đồng, gồm: thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng hơn 392 tỷ đồng; thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty mẹ EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và các tổng công ty điện lực là 1.106, 22 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần theo EVN báo cáo là hơn 441 tỷ đồng. Tổng cộng lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động khác có liên quan đến lĩnh vực điện trong năm 2013 của EVN là 4.938,44 tỷ đồng.

Với những điều kiện thuận lợi đang diễn ra như tình hình thời tiết tốt, giá dầu đã giảm sâu… sản xuất kinh doanh của ngành điện được dự đoán sẽ tiếp tục có lãi trong năm 2015. Như vậy, lãi chồng lãi, tuy nhiên, EVN mới đây vẫn đề xuất tăng giá điện.

Song, dư luận cũng đặt ra nghi vấn, phải chăng EVN muốn tăng giá điện để bù vào những chi phí đã bỏ ra do đầu tư ngoài ngành. Giải trình vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương) cho biết, trong phương án giá điện năm 2015, ngành điện sẽ tính toán giá cơ sở dựa trên những yếu tố như giá khí trong bao tiêu tăng theo lộ trình, tỷ giá, giá than…

“Trong cơ cấu giá điện 2015 phụ thuộc nhiều yếu tố chứ không chỉ riêng giá dầu. Giá dầu giảm thì các nhà máy chạy dầu sẽ giảm giá thành, nhưng các nhà máy không sử dụng dầu như nhà máy chạy than giá dầu giảm không ảnh hưởng. Đối với các nhà máy thủy điện đương nhiên giá dầu lại càng không tác động gì. Như vậy, giá dầu là yếu tố quan trọng song không phải là yếu tố duy nhất để ngành điện xem xét việc điều chỉnh giá”, ông Tuấn khẳng định và cho biết thêm, việc ngành điện có đề xuất điều chỉnh giá không phải để bù vào những khoản lỗ do đầu tư ngoài ngành như dư luận đang đặt ra. Kể cả khi EVN đề xuất, kiến nghị tăng giá điện, liên Bộ Công thương – Tài chính cũng phải xem xét các yếu tố đầu vào cũng như tình hình kinh tế. Nếu thấy phù hợp và trong khung theo quy định tại Quyết định 69, thì mới cho phép EVN tăng giá điện.

Giải trình cụ thể hơn về những yếu tố sẽ tác động đến giá điện trong thời gian tới, ông Đinh Quang Tri, Phó Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, giá than đã được điều chỉnh tăng dần theo thời gian, giá khí cũng được điều chỉnh tăng theo lộ trình và từ năm 2016 trở đi, Chính phủ cho phép giá khí sẽ điều chỉnh tăng 2% mỗi năm và theo kế hoạch, giá khí sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng tăng. Song ngành điện đã rất cố gắng để cả năm 2014 sẽ không tăng giá. Từ nay đến Tết Nguyên đán, giá điện cũng sẽ không thay đổi.

Song, ông Tri cũng cho biết, các yếu tố tác động lên giá điện 2015 vẫn rất ấp lực bởi trên thực tế. Một loạt chi phí của ngành điện trong năm 2014 vẫn treo ở đó. Cụ thể, theo tính toán của EVN, chi phí giá thành sản xuất điện năm 2014 do điều chỉnh giá than đã tăng thêm 2.271 tỷ. Do biến động tỷ giá, EVN mất 128 tỷ; bổ sung chi phí môi trường 126 tỷ. Chênh lệch tỷ giá 8.800 tỷ vẫn còn treo. Tổng cộng năm 2014, EVN phải chi phí giá thành cho sản xuất điện là khoảng 15.000 tỷ.

EVN cũng đề xuất Bộ Công thương sẽ cân nhắc và nếu có các giải pháp hợp lý, sẽ kìm hãm việc tăng giá điện trong thời gian tới. Nếu giá dầu sắp tới hạ xuống thấp hơn nữa thì EVN sẽ nhẹ gánh hơn. Nhưng nếu như miền Nam tăng phụ tải quá nhanh, buộc EVN phải đổ dầu vào đốt, lúc đó giá điện sẽ không chịu được.

“Chúng tôi kêu gọi người dân, DN tiếp tục sử dụng điện một cách tiết kiệm nhất. Đặc biệt khi các khu vực ở miền Nam phát triển nhanh, thời tiết không thuận lợi cho thủy điện thì nguy cơ thiếu điện trong năm 2015 là hiện hữu. EVN sẽ phải chạy dầu để phát điện. Điều này cũng sẽ là yếu tố tác động không nhỏ đến giá thành điện”, ông Tri phân tích.

Xuân Hương

分享到: