【hạng 2 trung quốc】Việt Nam mang câu chuyện phục hồi kinh tế lạc quan tới WEF Thiên Tân
Trong khuôn khổ Hội nghị WEF Thiên Tân,ệtNammangcâuchuyệnphụchồikinhtếlạcquantớiWEFThiênTâhạng 2 trung quốc chiều ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF và chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam - WEF giai đoạn 2023 - 2026.
Trong không khí thân tình, cởi mở, vui mừng gặp lại nhau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab đã trao đổi về tình hình kinh tếthế giới, những xu thế phát triển mới, những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WEF.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF (Ảnh: Nhật Bắc) |
Chia sẻ về tình hình, triển vọng kinh tế Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Thủ tướng đề nghị WEF tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệpthành viên WEF, giúp Việt Nam thu hút đầu tưchất lượng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, hạ tầng chiến lược, đồng thời tiếp tục tăng cường trao đổi về các xu hướng phát triển của thế giới, tư vấn chính sách giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, thích ứng với các quy định, xu hướng mới.
Giáo sư Klaus Schwab bày tỏ rất vui mừng được chào đón lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân năm nay và cho rằng, sự tham dự và đóng góp của Việt Nam tại hội nghị sẽ mang đến câu chuyện phục hồi kinh tế lạc quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức.
Trong bối cảnh thế giới gặp nhiều khó khăn, Chủ tịch WEF bày tỏ ấn tượng về kết quả phục hồi kinh tế - xã hội và duy trì ổn định vĩ mô của Việt Nam; nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ trong thúc đẩy hợp tác với Việt Nam; khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đề xuất và triển khai các dự ánhợp tác thực chất, phù hợp với sự quan tâm của Việt Nam và thế mạnh của WEF.
Thủ tướng Chính phủ và Giáo sư Klaus Schwab đã trao đổi sâu sắc về những chủ đề lớn của Hội nghị WEF thường niên sẽ diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ dự kiến vào tháng 1/2024. Hai bên nhất trí cho rằng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là ứng dụng các công nghệ mới và AI trong các ngành sản xuất, dịch vụ, phát triển nông nghiệp cũng như đào tạo kỹ năng nên là những chủ quan tâm tại Hội nghị. Giáo sư Klaus Schwab bày tỏ ấn tượng về sự năng động của thế hệ trẻ Việt Nam trước sự phát triển của công nghệ, cho rằng đây là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn của Việt Nam.
Giáo sự Klaus Schwab đã trân trọng mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn WEF tháng 1/2024 tại Davos. Thủ tướng Chính phủ cũng mời Giáo sư Klaus Schwab và các nhà lãnh đạo WEF sớm thăm Việt Nam, dành thời gian phát biểu và truyền cảm hứng cho giới trẻ Việt Nam về những xu thế phát triển mới của thế giới. Hai bên nhất trí sẽ thu xếp các chuyến thăm trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Chủ tịch WEF Borge Brende đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam - WEF giai đoạn 2023 - 2026 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab (Ảnh: Nhật Bắc) |
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Chủ tịch WEF Borge Brende đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) Việt Nam - WEF giai đoạn 2023 - 2026 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab. MOU là nền tảng quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - WEF trong giai đoạn mới, tập trung vào 6 lĩnh vực trọng tâm, gồm (i) Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực lương thực thực phẩm; (ii) Phát triển kỹ năng đổi mới sáng tạo và chuyển đổi xanh; (iii) Cụm công nghiệp hướng tới phát thải ròng bằng không; (iv) Thúc đẩy các hành động về nhựa, bao gồm Chương trình hành động đối tác toàn cầu về nhựa (GPAP); (v) Tài chínhcho chuyển đổi năng lượng tái tạo; (vi) Hợp tác chuyển đổi số và thúc đẩy thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Việc ký kết MOU sẽ giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn lực, kinh nghiệm cũng như tham gia các chương trình toàn cầu của WEF, qua đó thiết lập hệ sinh thái đồng bộ để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
相关推荐
- Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- Thống nhất lấy ga Ngọc Hồi là điểm đầu tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc
- Nhân chứng kể lại khi thoát khỏi vụ cháy chung cư mini Khương Hạ
- Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- Thủ tướng: Thực hiện tốt nhất chính sách với gia đình trung tá hy sinh cứu dân
- Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- Đề nghị công nhận liệt sĩ cho công dân bị điện giật khi cứu người ở Bình Thuận