【tottenham gặp man city】Làm mới để lấy lại vị trí hàng đầu khu vực
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:06:07 评论数:
Khoảnh khắc Mỹ Hạnh đăng quang tại SEA Game 30. Ảnh: H. MỸ
Tâm tư người trong cuộc
“Nếu không có những chuyển biến mới trong công tác tuyển chọn,àmmớiđểlấylạivịtríhàngđầukhuvựtottenham gặp man city đào tạo, trong khoảng 3-5 năm tới, không ít môn trọng điểm của thể thao Huế sẽ thoái trào, kể cả bộ môn của tôi”, một HLV môn trọng điểm đánh giá thẳng thắn.
Hẳn nhiên, đánh giá này không phải để chê bai, mà là tâm tư của một người tâm huyết với thể thao Huế, mong muốn thể thao Huế có những khởi sắc thực chất, tiến bộ thực chất theo hướng dài hơi, bền vững. Năm 2019, thể thao Huế gặt hái được nhiều thành công rực rỡ ở các đấu trường quốc gia, khu vực, châu lục và thế giới khi liên tục nhận được tin vui của vật, đá cầu, bắn cung, cờ vua... báo về.
Nhưng, sau những vinh quang là nỗi lo các môn trọng điểm đồng loạt thoái trào khi mà lực lượng kế cận ở nhiều bộ môn chưa cho thấy sự an tâm hay có nhiều niềm tin được dự báo trước.
Sau 3 tấm HCV tại SEA Games 29 của điền kinh (2 HCV), Karatedo (1 HCV), thể thao Huế đã không thể tái lập thành tích của mình tại kỳ SEA Games tiếp theo khi chỉ giành được 1 HCV ở môn vật, 1 HCĐ môn Sambo, còn điền kinh chỉ giành được 1 HCB, 1 HCĐ và Karatedo thậm chí còn không có suất tham dự SEA Games.
Trong thể thao, với nhiều tác động, phong độ của VĐV lúc này lúc khác dẫn đến thành tích không như mong muốn là chuyện thường tình. Vấn đề là sau khi những VĐV chủ lực không còn đủ sức cống hiến cho thể thao Huế ở các đấu trường lớn thì lứa kế cận không chỉ của điền kinh, Karatedo mà của Taekwondo, judo, bóng đá, cờ vua... - những môn trọng điểm- chưa cho thấy cá nhân nào thật sự nổi bật để kế thừa lớp đàn anh, đàn chị ở vài ba năm tới.
Điều cốt lõi, phải chăng bắt nguồn từ công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV, từ cơ sở vật chất, từ kinh phí, từ việc thiếu chiến lược dài hơi, hay tất cả gộp lại?
Tuy Mỹ Hạnh (áo xanh) vẫn đủ sức cống hiến ít nhất 2 kỳ SEA Games nữa nhưng bộ môn vật đã có nhiều VĐV đủ sức kế cận. Ảnh: H. MỸ
Để bay cao, bay xa
Tất nhiên, không phải môn trọng điểm nào cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lực lượng kế thừa khi mà một số môn như: bơi - lặn, vật, cờ vua... đã và đang được đánh giá rất triển vọng.
Ở môn bơi - lặn, đó là những cái tên: Lê Thế Triều (lặn) có thành tích tại giải vô địch bơi - lặn quốc gia 2019 tiệm cận với thành tích châu Á; Hoàng Thị Trà My (lặn) gây tiếng vang khi phá kỷ lục quốc gia nội dung lặn 50m chân vịt đôi tại giải vô địch các lứa tuổi trẻ 2019; Dương Thị Cẩm (bơi) giành 1 HCV, 1 HCB nội dung 50m và 100m ếch tại giải vô địch bơi - lặn quốc gia 2019.
Ở môn vật, sau Mỹ Hạnh là 3 em gái: Mỹ Trang, Mỹ Linh và Mỹ Tiên - những VĐV đủ tố chất, thậm chí có người được đánh giá tiềm năng hơn - để kế thừa danh hiệu “vô đối” ở làng vật tự do nữ hạng 62kg khu vực Đông Nam Á của chị gái.
Lê Thế Triều và Hoàng Thị Trà My - 2 gương mặt rất triển vọng của môn lặn. Ảnh: H. ĐĂNG
Hay như cờ vua, đó là Lê Thái Nga, Nguyễn Hà Khánh Linh và Hà Phương Hoàng Mai... - những VĐV đã đem về 2 HCV, 1 HCB và 4 HCĐ cho thể thao Huế tại giải cờ vua trẻ châu Á 2019 ở Sri Lanka.
Điều đáng nói, hầu hết những gương mặt kể trên có thể gánh vác trọng trách thế hệ đi trước để lại chỉ trong 2-3 năm tới.
Mừng là, dù những môn trọng điểm đang chia thành “hai nửa buồn - vui”, thì bắn cung và đá cầu - không nằm trong nhóm môn trọng điểm - lại đem đến bất ngờ không nhỏ khi bắn cung phá kỷ lục quốc gia tồn tại suốt 12 năm, còn đá cầu ghi tên vào lịch sử thể thao Cố đô với tấm HCV giải vô địch thế giới.
Tuy kỷ lục quốc gia mới thiết lập của bắn cung Huế đã bị VĐV bạn vượt qua, cũng như lực lượng của đá cầu Huế vẫn còn khiêm tốn để đua tranh ở tất cả các nội dung, thì sự tỏa sáng của 2 bộ môn này chính là cơ sở để những người làm thể thao Huế nghĩ đến việc phát triển thêm nội dung, thêm tuyến VĐV đi kèm với những đầu tư tương xứng nhất định.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao chia sẻ: “Năm 2020 là năm mà ngành thể thao Huế sẽ phải tự đánh giá lại mình. Môn nào hiệu quả, có tính dài hơi, bền vững, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương thì sẽ tập trung đầu tư mạnh hơn, cũng như có cơ chế phù hợp để thu hút, níu giữ nhân tài”.
Tất nhiên, ý của tư lệnh ngành thể thao là vẫn giữ nguyên mọi chế độ của những môn trong nhóm trọng điểm, đồng thời, chọn ra từ 3 - 5 môn thật sự có tính chiến lược, có “cửa” đua tranh ở đấu trường lớn để tập trung đầu thêm. Nghĩa là, có thêm chứ không bớt, nhưng trên tinh thần trọng điểm, không dàn trải.
Bên cạnh đầu tư thêm cơ sở vật chất, kế hoạch này chính là động thái “làm mới” cho thể thao Cố đô, cũng như là một trong những tiền đề để hiện thực hóa tham vọng lấy lại vị thế trung tâm thể thao hàng đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà thể thao Thừa Thiên Huế đang nhắm đến.
HÀN ĐĂNG