当前位置:首页 > La liga

【bảng xếp hạng hạng 4 anh】HBC: Tham vọng lớn bên cạnh những con số mong manh về tài chính

Tham vọng lớn của HBC ở hải ngoại

Vừa qua,ọnglớnbêncạnhnhữngconsốmongmanhvềtàichíbảng xếp hạng hạng 4 anh Hoa Binh Construction Group vừa đưa phương án thành lập Tiểu ban thị trường nước ngoài trực thuộc hội đồng quản trị (HĐQT). Tiểu ban gồm 4 thành viên, trong đó Trưởng tiểu ban do ông Lê Viết Hiếu - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc thường trực đảm nhiệm.

Ông Hiếu là một lãnh đạo trẻ thế hệ 9x, là con trai ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT công ty. Đây là một doanh nhân được đào tạo bài bản ở nước ngoài với bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh - Đại học California Polytechnic (Mỹ). Đồng thời, ông Hiếu đã từng kinh qua một số vị trí công tác mà ở đó cũng có kinh nghiệm cọ sát với thị trường nước ngoài. Cụ thể là Phó Giám đốc và sau đó là Giám đốc Phát triển thị trường nước ngoài của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019.

HBC: Tham vọng lớn bên cạnh những con số mong manh về tài chính
HBC là một trong những doanh nghiệp lớn ngành xây dựng. Ảnh: T.L
Hudland điều chỉnh phương án kinh doanh, nhưng chưa đưa con số cụ thể TIS: Những rủi ro tài chính từ số liệu tài chính quý III

Các thành viên khác gồm ông Nguyễn Công Phú - thành viên HĐQT độc lập; ông Nguyễn Tường Bảo - thành viên HĐQT độc lập và ông David Martin Ruiz - thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Xây dựng thị trường nước ngoài.

Trong khi ông Hiếu là một "tướng trẻ" thì ông Nguyễn Công Phú lại là một "lão tướng", với bề dày lý lịch cho thấy những kinh nghiệm dầy dạn "trận mạc" ở nhiều nước. Ông Phú là Kỹ sư xây dựng Đại học Grenoble (Pháp), Tiến sỹ Cơ học đất và công trình ngầm Đại học khoa học Paris. Từ những năm giai đoạn 1975 - 1979, ông Phú đã từng làm kỹ sư phục vụ cho Bộ Giao thông và thiết bị Pháp.

Các thành viên còn lại cũng đều có lý lịch rất đáng nể, ông Nguyễn Tường Bảo là Cử nhân Tài chính Đại học Concordia (Canada) và đã từng kinh qua nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn; ông David Martin Ruiz là Thạc sỹ Kết cấu và xây dựng UAX Polytechinics Mandrid (Tây Ban Nha).

HBC: Tham vọng lớn bên cạnh những con số mong manh về tài chính
Doanh thu thuần nửa đầu năm 2022 của HBC thậm chí vượt cả các đại gia xây dựng nổi tiếng khác như Vinaconex hay Coteccons. Ảnh: T.L

Việc HBC “bung quân” với lực lượng "binh hùng tướng mạnh" để tiến quân ra hải ngoại cho thấy tham vọng của đại gia ngành xây dựng này không còn chỉ bằng lòng với "chiếc áo chật chội" ở thị trường trong nước và đặt kỳ vọng tương lai khá lớn ở thị trường ngoài Việt Nam.

Động thái này ít nhiều cũng gợi nên chất men hưng phấn cho nhà đầu tư, thể hiện ở giá cổ phiếu HBC đang bước vào nhịp tăng khá lạc quan trong thời gian gần đây. Thị cổ phiếu HBC từ giữa tháng 6 tới nay đã tăng từ mốc khoảng dưới 16.000 đồng/cổ phiếu lên mặt bằng giá quanh 22.000 đồng/cổ phiếu hiện nay.

Còn đó những mong manh về tài chính

Tham vọng lớn là vậy, nhưng thực lực của doanh nghiệp ra sao để đủ sức hiện thực hóa tham vọng cũng sẽ là những yếu tố các nhà đầu tư đang quan tâm.

Hiện nay, Hoa Binh Corpration Group cũng đang là một trong những "đại gia" giàu danh tiếng trong ngành xây dựng. Quy mô doanh thu của công ty này trong nửa đầu năm 2022 cũng lên tới hơn 7.000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng cao tới 30% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô doanh thu của Hoa Binh Construction Group vượt xa cả các đại gia như Vinaconex (mã cổ phiếu VCG) hay Coteccons (mã cổ phiếu CTD).

Tuy nhiên, con số đáng quan tâm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận thì lại ghi nhận sự sụt giảm. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Hoa Binh Construction Group nửa đầu năm 2022 chỉ đạt 61 tỷ đồng, giảm khoảng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ suất biên lợi nhuận ròng của công ty theo đó đã giảm mạnh từ 1,25% nửa đầu năm 2021 xuống chỉ còn 0,85% trong nửa đầu năm 2022.

Ý nghĩa chỉ số biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được từ mỗi đồng doanh thu. Nghĩa là, với 1 đồng doanh thu, công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Net Profit Margin là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

So sánh với một số doanh nghiệp ngành xây dựng khác, biên lợi nhuận ròng nửa đầu năm 2022 của Hoa Binh Construction Group tuy có cao hơn so với Coteccons, nhưng thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ 27% của Vinaconex, hoặc 2,17% của Fecon (mã cổ phiếu FCN)...

Trong bối cảnh biên lợi nhuận sụt giảm mạnh, công ty còn đối diện với thực trạng quy mô nợ cũng có xu hướng phình to trong thời gian qua. Giá trị nợ phải trả của công ty đã tăng từ 12.520 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên mức 14.432 tỷ đồng vào cuối tháng 6/2022.

Nợ phải trả của Hoa Binh Construction Group tăng trong giai đoạn này do một số yếu tố, trong đó chi phí phải trả ngắn hạn tăng từ 1.023 tỷ đồng đầu năm lên 1.279 tỷ đồng vào giữa năm; người mua trả tiền trước tăng 1.185 tỷ đồng vào đầu năm lên 1.498 tỷ đồng vào giữa năm…

Ngoài ra, quy mô vay tài chính của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn này. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn trong nửa đầu năm tăng từ 4.699 tỷ đồng lên 5.461 tỷ đồng (tăng 16,2%); vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng từ 398 tỷ đồng đầu năm lên 1.074 tỷ đồng vào giữa năm (tăng 170%).

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của công ty lại diễn biến ngược chiều trong giai đoạn này, giảm từ 4.057 tỷ đồng thời điểm đầu năm xuống còn 3.823 tỷ đồng vào thời điểm giữa năm. Với diễn biến này, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu đã tăng từ mức 3 lần tại thời điểm đầu năm lên gần 3,8 lần vào giữa năm. Đây cũng là một tỷ lệ nợ khá cao so với nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng khác, cụ thể tỷ lệ này của Vinaconex chỉ là 2,2 lần, của Fecon là 1,3 lần và của Coteccons chỉ xấp xỉ nhỉnh hơn 1 lần.

Dòng tiền kinh doanh âm sâu

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Hoa Binh Construction Group trong nửa đầu năm 2022 ghi nhận con số âm tới 1.365 tỷ đồng, trong khi dòng tiền kinh doanh nửa đầu năm trước vẫn dương 692 tỷ đồng.

Dòng tiền kinh doanh âm chủ yếu do trong nửa đầu năm 2022 chủ yếu đến từ các khoản phải thu, với giá trị dòng tiền âm từ tăng/giảm các khoản phải thu trong nửa đầu 2022 đã lên tới 1.350 tỷ đồng.

So sánh quy mô doanh thu, lợi nhuận và quy mô vốn của HBC và một số doanh nghiệp xây dựng nửa đầu năm 2022 (tỷ đồng)

HBC

Vinaconex

Fecon

Coteccons

Doanh thu thuần

7.066

3.506

1.541

5.193

Lợi nhuận sau thuế

60,9

952

33,4

5,4

Vốn chủ sở hữu

3.823

9.938

3.413

8.199

Nợ phải trả

14.432

21.520

4.362

8.258

Tỷ lệ nợ/vốn

3,8 lần

2,2 lần

1,3 lần

1 lần

分享到: