Bao phủ thông tin dữ liệu người dânTheểmsoátrủironợxấutừđadạnghóahệthốngthôngtindữliệkết quả cúp bóng đá ýo Ngân hàng Nhà nước, Đề án phát triển Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có quan điểm cơ bản là bám sát chủ trương của Chính phủ về chính sách chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0, Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ phát triển CIC theo mô hình cơ quan thông tin tín dụng công lập có quy mô lớn.
Trên cơ sở đề án này, CIC đưa ra mục tiêu cho giai đoạn 2022-2025 cũng như giai đoạn 2026-2030 là xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng đạt độ phủ 90% dân số trưởng thành. Để đạt được mục tiêu nói trên, CIC dự kiến tập trung thu thập thông tin trong ngành, đảm bảo việc thu thập thông tin đầy đủ từ 100% tổ chức tín dụng và từ các đơn vị Ngân hàng Nhà nước. Theo ông Cao Văn Bình - Tổng giám đốc CIC, mục tiêu tổng quát của Đề án phát triển CIC là đổi mới toàn diện hoạt động của CIC để đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh tín dụng và quản trị rủi ro. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến thời điểm này dữ liệu của CIC đã bao phủ đạt khoảng 60% người trưởng thành ở Việt Nam. Giới chuyên gia cho rằng, việc cập nhật đầy đủ thông tin dữ liệu khách hàng vay vốn sẽ là chìa khóa quan trọng để hỗ trợ các ngân hàng kiểm soát tốt được chất lượng tín dụng. Theo đó, hệ số tín nhiệm của từng cá nhân, từng doanh nghiệp về lịch sử vay vốn, lịch sử trả nợ; kết hợp với các thông tin dữ liệu tổng hợp khác sẽ là yếu tố để các ngân hàng đánh giá được năng lực trả nợ của từng khách hàng trước khi đưa ra quyết định cho vay. “Mở” thông tin để tăng chất lượng tín dụngNgoài việc đẩy mạnh bao phủ hệ thống thông tin tín dụng của CIC, ngành Ngân hàng cũng cho biết đang đẩy mạnh mở rộng các nguồn dữ liệu khác. Một trong những nội dung mở rộng thông tin mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là kế hoạch triển khai và công bố danh mục mở của Ngân hàng Nhà nước. Theo kế hoạch này, dữ liệu mở của Ngân hàng Nhà nước bao gồm tốc độ tăng trưởng và số tuyệt đối của tổng phương tiện thanh toán; tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán; tốc độ tăng trưởng và số dư tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng (chi tiết theo tổ chức kinh tế và dân cư); tốc độ tăng trưởng và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế (chi tiết theo ngành kinh tế). Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng cũng là một trong những thông tin quan trọng sẽ được cập nhật trong hệ thống dữ liệu mở của Ngân hàng Nhà nước. Đánh giá về việc này, ông Trần Phương - Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách Hiệp hội Ngân hàng cho biết, các ngân hàng cũng rất muốn xây dựng một mô hình kinh doanh kết nối chia sẻ dữ liệu hỗ trợ khách hàng. Với việc hỗ trợ các ngân hàng tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, đa dạng để tham khảo được kỳ vọng có thể đóng góp vào việc quản trị chất lượng tín dụng cho các ngân hàng, theo đó, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trong thời gian tới. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng được giới ngân hàng quan tâm, bởi hệ thống pháp lý trong xử lý nợ xấu vẫn còn đang trong giai đoạn tiếp tục hoàn thiện. Thực tế, bản thân các ngân hàng cũng vẫn còn nhiều nỗi lo lắng trong việc quản trị nợ xấu. Cụ thể, ngay cả khi Nghị quyết 42/2017/QH14 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 đến ngày 31/12/2023, nhưng các ngân hàng vẫn còn chưa thực sự “kê cao gối ngủ ngon” hoàn toàn về vấn đề nợ xấu. Trong một văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước thời gian qua, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vẫn đánh giá rằng, Nghị quyết 42 thực tế cũng chỉ mang tính chất áp dụng thí điểm và thực tiễn áp dụng còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc làm hạn chế công tác xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Theo đó, mới đây Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cũng đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Pháp chế) về việc rà soát, đánh giá và đề xuất xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý toàn diện hơn về xử lý nợ xấu.
|