TheỷgiávượtmốcVNDDNnêntăngcườngxuấtkhẩuđểbùthâmhụpenang vso đó, tính đến 13 giờ chiều 2/7, giá USD tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng mạnh từ 30-40 đồng so với phiên giao dịch đầu giờ sáng cùng ngày và phiên giao dịch cuối tuần trước (29/6). Trong đó, hầu hết ngân hàng đều điều chỉnh mức giá bán ra USD lên trên 23.000 VND/USD.
Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 22.940-23.010 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng 20 đồng so với phiên giao dịch vào lúc 9 giờ sáng và ngày 29/6.
Ngân hàng Eximbank tăng mạnh giá USD khoảng 30 đồng so với phiên đầu giờ sáng, hiện ở mức 22.940-23.030 VND/USD (mua vào – bán ra) cho loại mệnh giá trên 50 USD.
Tương tự, Ngân hàng Techcombank cũng niêm yết tỷ giá đồng bạc xanh ở mức 22.940-23.030 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng 40 đồng chiều mua vào và tăng 30 đồng chiều bán ra so với phiên đầu giờ sáng.
Theo khảo sát trên thị trường tự do, tỷ giá USD cũng có bước tăng tương tự, lên khoảng 40 đồng so với phiên giao dịch trước đó, hiện giao dịch quanh mức 23.090-23.120 VND/USD (mua vào – bán ra).
Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đã tăng nhẹ khoảng 0,5%, lên mức trên 94,50 điểm.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm giữa VND và USD được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) niêm yết cho ngày 2/7 lại giảm mạnh 15 đồng so với cuối tuần, công bố ở mức 22.635 VND/USD.
Với biên độ ±3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.314 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.956 VND/USD. Như vậy, giá bán USD tại các ngân hàng thương mại chỉ còn cách giá trần theo quy định hơn 200 đồng.
Theo báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng trong tuần cuối tháng 6 của NHNN, tỷ giá mua, bán giữa VND và USD niêm yết trên website của các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng lên.
Trước tình hình tỷ giá tăng mạnh trong hơn 2 tuần qua, các DN và nhiều chuyên gia đã bắt đầu tỏ ra lo ngại bởi tỷ giá tăng mạnh sẽ tác động tới hoạt động XNK của DN cũng như tình hình lạm phát của nền kinh tế. Nhất là khi tỷ giá tăng cao khi bước vào nửa cuối năm 2018 đã và đang gây nhiều lo ngại khi nhu cầu XNK, mua bán nguyên phụ liệu cho sản xuất vụ cuối năm sẽ tăng cao. Ngoài ra, USD tăng sẽ ảnh hưởng tới giá xăng dầu, chi phí logistics của DN; đặc biệt, các DN vay vốn bằng ngoại tệ càng chịu ảnh hưởng khi phải tăng chi phí kinh doanh.
Chuyên gia tài chính – ngân hàng TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc tăng tỷ giá có thể kéo dài trong cả năm 2018 do nhiều nguyên nhân, nhất là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm. Ngoài ra, 6 tháng đầu năm 2018, tình hình lạm phát của Việt Nam của Việt Nam ở mức khá cao cũng gây áp lực lên tỷ giá. Do đó, vị chuyên gia này nhận định tỷ giá có thể tăng từ 1-3% so với đầu năm, nhưng vẫn ở mức độ có thể chấp nhận được.
Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia, tỷ giá tăng cao còn do tác động về mặt tâm lý trước những lo ngại về biến động kinh tế trong nước và thế giới, nhất là những quan ngại khi dòng vốn ngoại ngắn hạn thông qua các quỹ đầu tư đã rút ra khá mạnh khỏi thị trường từ tháng 4/2018. Ngoài ra, nhiều cá nhân, tổ chức nắm giữ USD cũng kỳ vọng giá USD còn tăng cao nên chưa bán ra, ít nhiều khiến giá USD tăng nhanh.
Tuy nhiên, NHNN tiếp tục khẳng định sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép.
Bên cạnh đó, trong phiên họp Chính phủ vào ngày 2/7, Chính phủ đã nêu quyết tâm sẽ kiểm soát lạm phát ở mức 4% như mục tiêu đề ra, đảm bảo chính sách tiền tệ ổn định cũng như thanh khoản ngân hàng… Không những thế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng còn đưa ra khuyến nghị, DN nên tăng cường XK để tận dụng xu hướng tăng giá của đồng USD và bù đắp tỷ lệ thâm hụt cán cân thương mại do tỷ giá hối đoái tăng lên.