当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả giải ngoại】Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 22.817 tỷ đồng

Sáng 30/12,ểmtoánNhànướckiếnnghịxửlýtàichínhtỷđồkết quả giải ngoại Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ và công tác Đảng năm 2025.

Chất lượng kiểm toán được đặt lên hàng đầu

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 của KTNN, trong năm, KTNN đã chủ động, tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đạt tiến độ, chất lượng và hiệu quả với nhiều kết quả nổi bật.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 22.817 tỷ đồng
Toàn cảnh hội nghị sáng 30/12. Ảnh tư liệu

Tiếp tục phương châm “gọn nhưng chất lượng”, phương án tổ chức kiểm toán năm 2024 được xây dựng lồng ghép hợp lý trong các cuộc kiểm toán nhằm giảm bớt đầu mối triển khai, giảm số lượng đoàn kiểm toán và tinh giản các thủ tục hành chính, giảm chi phí trong hoạt động kiểm toán, góp phần hạn chế tần suất kiểm toán tại các địa phương.

Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 tính đến 15/12/2024, số kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị khác đã thực hiện là 40.975 tỷ đồng/49.940,1 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 82%.

Về kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, điều hành cơ chế, chính sách có 58/198 văn bản đã được Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của KTNN.

Theo đó, kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2024 thực hiện 121 nhiệm vụ, giảm 8 nhiệm vụ so với năm 2023, tập trung kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách tại 34 bộ, cơ quan trung ương, đạt tỷ lệ 83% (34/41) số đầu mối; kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương tại 57 địa phương, đạt tỷ lệ 90% (57/63) số đầu mối, kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động đạt tỷ lệ 26% tổng số nhiệm vụ kiểm toán (31/121), phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030.

Đến 15/12/2024, toàn ngành đã xét duyệt 165 KHKT, triển khai 161/161 đoàn kiểm toán, lãnh đạo KTNN đã tổ chức xét duyệt 176 Dự thảo Báo cáo kiểm toán (BCKT), phát hành 152 BCKT.

Tổng hợp kết quả kiểm toán đối với các BCKT đã phát hành tính đến 15/12/2024, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 22.817 tỷ đồng, trong đó kiến nghị tăng thu NSNN 2.637 tỷ đồng, giảm chi NSNN 9.341 tỷ đồng; kiến nghị khác 10.839 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số nội dung không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn đối với 125 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý (gồm 1 luật, 3 nghị định, 11 thông tư, 5 quyết định Thủ tướng Chính phủ và 104 văn bản khác); kiến nghị chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 22.817 tỷ đồng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Kiểm toán Nhà nước hoàn thành toàn diện kế hoạch công tác

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả nổi bật, toàn diện của KTNN trong năm 2024. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, năm 2024, KTNN đã có nhiều đổi mới, để đáp ứng với tình hình mới.

Kết quả công tác năm 2024 của KTNN đã góp phần siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; cung cấp nhiều thông tin cho Quốc hội trong lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Những kết quả nổi bật trên các mặt công tác là minh chứng cho sự trưởng thành của KTNN qua 30 năm xây dựng và phát triển, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Trước tình hình đất nước đang có nhiều thay đổi, đột phá, mang tính cách mạng trên nhiều lĩnh vực như đổi mới về công tác xây dựng pháp luật; cách mạng về tinh gọn bộ máy; đổi mới về phân cấp, phân quyền trong quyết định phân bổ và sử dụng các nguồn lực của đất nước; đẩy mạnh phòng chống, xử lý sai phạm gây lãng phí; đột phá về huy động nguồn lực, chính sách tài khóa để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý KTNN cần có sự thay đổi để đáp ứng các yêu cầu phát triển này.

Trong đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, KTNN cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 22.817 tỷ đồng
Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn phát biểu tại hội nghị

Trân trọng ghi nhận những ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn nêu rõ, KTNN sẽ khẩn trương cụ thể hoá vào chương trình công tác năm 2025 và các năm tiếp theo, đảm bảo các chỉ đạo được triển khai tốt nhất.

Kết quả mà KTNN đã đạt được trong năm 2024 đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định: KTNN đã hoàn thành toàn diện kế hoạch công tác với phương châm chất lượng, chất lượng và chất lượng hơn nữa.

Trong năm 2025, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn đề nghị toàn ngành thực hiện thắng lợi 10 nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhóm giải pháp đã đề ra, đồng thời nhấn mạnh 6 nội dung quan trọng, trong đó cần tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành. Đó chính là thực hiện tốt Kế hoạch kiểm toán năm 2025; nâng cao chất lượng về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, sẵn sàng tham gia ý kiến có chất lượng vào các dự án lớn và công tác giám sát của Quốc hội…

“Công tác kiểm toán phải chú ý phương châm “An toàn - Uy tín”, muốn có an toàn, uy tín thì phải có chất lượng”. Phải tập trung đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, địa phương thông qua kiểm toán quyết toán ngân sách, kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách, kiểm toán chuyên đề; tập trung đánh giá xem có thất thoát, lãng phí ở đâu, dư luận - nhân dân - cử tri thấy lãng phí ở đâu thì kiểm toán phải chú trọng tập trung vào đó để kiểm toán, xác nhận" - Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh.

分享到: