搜索

【kết quả velez sarsfield】Ðáy khơi mùa chướng

发表于 2025-01-10 09:26:51 来源:Empire777

Báo Cà MauGọi đáy khơi (đáy hàng khơi) là để phân biệt với đáy sông, đáy cạn. Ðáy khơi được đóng tít ngoài khơi, cách bờ khoảng 12 hải lý trở lên (hơn 22 cây số), độ sâu của nước 20-25 m.

Ông Năm Hoàng (Châu Khải Hoàng) chỉ tay vào tờ báo có đăng ảnh đáy hàng khơi, nói: Những cây cọc cặm theo hàng ngang dài ra tuốt ngoài khơi là cây kè. Cả dãy dài cây kè như thế gọi là lô (dây) đáy; mỗi lô thường có trên 200 miệng đáy, được chia làm nhiều thon, mỗi thon có từ 10-12 miệng. Thon này cách thon kia khoảng 30 m; mỗi lô cách nhau 3 cây số. Giữa mỗi thon có 2 cây kè cách nhau 3 m, trên có gác cây ngang làm chòi đáy. Từ chòi người ta căng 3 đường dây cách nhau 7-8 tấc, nối với các cây kè để bạn chòi (người trực tiếp đóng đáy) đi trên đó làm công việc của mình.

Gọi đáy khơi (đáy hàng khơi) là để phân biệt với đáy sông, đáy cạn. Ðáy khơi được đóng tít ngoài khơi, cách bờ khoảng 12 hải lý trở lên (hơn 22 cây số), độ sâu của nước 20-25 m. Ðể có được những cây dài 29-30 m làm kè đáy, các chủ đáy phải mua tận Tây Nguyên. Mỗi cây kè giá hiện tại khoảng 30 triệu đồng. Xài 5-7 năm phải thay giàn kè mới. Ðể có được 1 miệng đáy khơi, chi phí hiện tại khoảng 40 triệu đồng, hộ ít (20-30 miệng đáy) cũng phải đầu tư bạc tỷ.

Các cơ sở đáy hàng khơi ở Rạch Gốc góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động.      Ảnh: CHÍ HIỂU

Gia đình ông Năm Hoàng ở xứ Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển này tính ra đã 6 đời. Trước đây gia đình ông làm nghề đáy cạn. Ông bảo làm đáy cạn cực lắm, mỗi ngày phải đem ra đem vô, vừa nặng nề, vất vả mà thu hoạch cũng không nhiều. Sau bão số 5 (năm 1997), những hàng đáy cạn gần như bị hư hại hoàn toàn bởi trụ đáy toàn bằng cây tạm. Thấy đáy khơi làm hiệu quả, ông và nhiều người dân xứ biển Rạch Gốc rủ nhau kiếm vốn chuyển đổi nghề này.

“Nghề đáy khơi có nguồn gốc từ miệt Mỹ Long (Trà Vinh), khoảng năm 1980, một số người xuống vùng Ðất Mũi làm trước, rồi dần dần mới phổ biến”, ông Hoàng bảo. Nhà ông Năm Hoàng hiện có 82 miệng đáy, thuộc “tốp” đầu của xứ biển này.

Dân làm đáy chia nghề theo 2 mùa, mùa Nam từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch. Mùa này đóng đáy vào ban đêm, vì đêm nước chảy mạnh mới có tôm cá. Mùa Chướng từ tháng 9 âm lịch đến tháng Giêng, là mùa trúng nhất. Mùa này đóng đáy ban ngày. Bắt đầu con nước ròng là đóng đáy, nước vừa hồi chuẩn bị lớn thì thu đáy. Ông Năm Hoàng phấn khởi: “Nước vừa rồi, bình quân mỗi miệng đáy chú thu được hơn 3 triệu đồng”.

Trước đây, nghề đáy khơi làm quanh năm suốt tháng, nhưng giờ tôm cá ít, nên 1 tháng chỉ đóng vào 2 con nước đầu tháng và giữa tháng, mỗi con nước thường đóng 5-7 ngày. Tới con nước, bạn chòi  ra “cắm chốt” ở các chòi để làm nhiệm vụ đóng đáy, kéo đáy, giặt đáy, phơi đáy...

Mỗi chòi có 2 bạn chòi, chia 2 phía đảm nhận các miệng đáy. Họ bị “biệt giam” trên những chòi canh hết con nước mới vào bờ. Các chủ đáy bao lo ăn uống. Công họ hưởng không tính bằng tiền mà bằng tỷ lệ ăn chia. Tỷ lệ phổ biến hiện nay là 5/1, cứ 5 miệng đáy thì họ được hưởng 1 miệng (họ tự chọn miệng và thu hoạch để riêng). Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng có sự vi vu, ngoại lệ do những thoả thuận. Có nơi, mỗi thon 12 miệng, mỗi người đảm nhận 6 miệng, được hưởng 2 miệng. Có nơi, bạn chòi còn “ké” thêm miệng đáy để kiếm thêm thu nhập. Mùa Chướng, thấp nhất họ cũng thu được mỗi miệng đáy khoảng 3 triệu đồng/con nước, có lúc trúng đến 4-5 triệu đồng, người được ăn chia 2 miệng, 3 miệng/con nước, tính ra 1 tháng bỏ túi hơn chục triệu đồng.

Phần nhiều bạn chòi là dân xứ biển Mỹ Long. Ðây là xứ làm đáy truyền thống nên họ dạn dày kinh nghiệm. Họ xuống đây mang theo vợ con và mướn nhà trọ ở để làm nghề. Có người hết mùa Chướng thì về quê, năm sau xuống làm tiếp, có người bám trụ làm quanh năm, có người mua đất đai, lập nghiệp luôn xứ này.

Trong nghề làm đáy, vất vả nhất là bạn chòi. Những lúc đáy thả không êm, hay có sự cố gì, bất kể gió mưa, đêm đông giá rét, bạn chòi phải lặn xuống biển sâu để khắc phục. Trước đây, bạn chòi còn phải thức ban đêm canh ghe cào. Giờ ghe cào đã có định vị, thêm nữa, các hàng đáy đều có chong đèn chớp nên từ xa họ đã nhận được tín hiệu và né đường.

“Những năm 1997-2000 thiếu thốn phương tiện, khi có dông bão lớn thường xảy ra sự cố. Giờ điện thoại phủ sóng, bạn chòi liên lạc được với gia đình, có dông bão gì cũng liên lạc được với nhau. Nếu thời tiết xấu là chủ đáy ra rước bạn chòi vào để bảo đảm an toàn”, ông Năm Hoàng chia sẻ.

Làm nghề này đòi hỏi nhiều yếu tố: sức khoẻ, nhanh nhẹn, gan dạ, bơi lội giỏi và có sự chịu khó, kiên trì... Nguyễn Văn Kỷ (27 tuổi), quê ở Trà Vinh, trước đây cũng làm bạn chòi, do sức khoẻ kém đã chuyển sang chạy xe ôm. Anh trải lòng: “Mùa này thấy vậy chứ ngoài biển sóng gió lắm, những con sóng cao ngang mái nhà là thường. Làm nghề đáy thu nhập có cao thiệt nhưng cũng nguy hiểm lắm. Bây giờ điều kiện có tốt hơn, nhưng cũng may rủi khó lường…”.

Biển thất thường, lúc dịu êm, lúc nổi cơn thịnh nộ, vì vậy công việc của bạn chòi cũng muôn phần vất vả. Khi gió mạnh, sóng dập, để kéo một miệng đáy lên, bạn chòi phải gập mình, bụng tỳ trên dây dồn sức bình sinh đánh vật với sóng xô, gió giật... “Vừa đáy, vừa tôm cá, cả trăm ký chớ ít đâu. Khi đổ đáy xong, ghe về, mình ở lại giặt đáy, phơi đáy... Kéo được miệng đáy với đường kính 17-18 m, dài hơn 50 m, nặng đến 70-80 kg, lên cao 5-7 m để phơi cũng gian nan lắm, mà mỗi người sau khi đổ đáy phải hoàn thành 5-6 miệng như vậy”, Kỷ chia sẻ.

Ở xứ biển này, dường như mọi thứ đều xuề xoà, đại khái, giản đơn, phóng khoáng như bản tính người dân bản xứ. Nếu bạn chòi hưởng theo tỷ lệ miệng đáy thì người lựa tôm, cá cũng tính theo cống. Cứ 1 cống (được cắt làm hai từ phuy nhựa 200 lít) họ được 40.000 đồng, nếu tôm nhiều, lựa lâu hơn thì được hưởng 50.000 đồng. Mỗi người lựa một buổi (vài ba tiếng) được 1-2 cống, có khi hơn, thu nhập trên dưới 100.000 đồng. Khi về, họ còn được chủ cho người bọc cá khoảng 4-5 kg để ăn (thật ra không ít người phơi khô, hoặc làm mắm bán vì ăn không hết, cũng có thêm thu nhập).

Tại nhà ông Ba Rề (Lê Thế Vũ), hơn 1 giờ chiều đã có 5-7 phụ nữ tới để chờ lựa tôm, cá. Trong số đó, có cả những phụ nữ là vợ, con bạn chòi đến để chờ nhận phần sản phẩm được chia của chồng, cha mình. Ông Ba Rề bảo, mùa này sáng sớm ghe bắt đầu ra biển để mang gạo, củi, thức ăn, nước uống, nước sinh hoạt cho bạn chòi và phụ đặt đáy, đổ đáy. Khoảng 2-3 giờ chiều thì ghe về tới.

Ông Ba Rề quê Sóc Trăng, trước đây sắm ghe đến vùng biển này mua cá mắm, cá phân. “Vô Vàm Lũng thấy tôm, cá ham quá, bạn bè rủ, lúc đó có mớ vốn, chú đầu tư làm đáy luôn”, ông kể. Ban đầu làm đáy cạn, dần dần làm đáy khơi. Từ vài chục miệng đáy, giờ ông có hơn 100 miệng, chia con cái còn 80 miệng. Mỗi ngày, vào con nước, ông thu từ 700 kg đến hơn 1 tấn tôm, cá. Ông bảo, con mực, cá khoai, cá lưỡi trâu, cá chim, cá lù đù, tôm, cá phân... bán được hết, không bỏ thứ gì, nên không lo đầu ra.

Mỗi khi ghe nhà ông Ba Rề cặp bến, có từ 10 đến hơn 20 người tiếp khâu lựa tôm, cá. Mỗi người mỗi cảnh, nhưng nhờ công việc lựa tôm, cá đều đặn này mà xoay xở được cho gia đình.

Có chồng làm bạn chòi, chị Sơn Dung (quê Bạc Liêu) bảo, mấy hôm nay chồng chị bị vọp bẻ, đầu hay bị nhức nên ngưng làm, về nhà đi chích thuốc. Vì vậy, chị tới lựa tôm, cá để kiếm tiền trang trải.

Công việc lựa tôm, cá không đòi hỏi kỹ năng cao và sức khoẻ nên trẻ em tranh thủ ngoài giờ học cũng làm để phụ giúp cha mẹ. Bé Cẩm Tiên, 15 tuổi, học lớp 7, theo mẹ là chị Lê Thị Lượm, đến lựa tôm cá, mỗi buổi 2 mẹ con làm được hơn 100.000 đồng.

Tại nhà ông Ba Rề còn có 3-4 người phụ nữ đang cặm cụi vá đáy. Ông bảo, nước ròng chảy xiết, dông gió xé đáy rất dữ nên ngày nào cũng phải vá. Lúc ngưng giữa 2 con nước thì đem hết đáy vô tập trung vá 5-7 ngày. Khi ấy mỗi ngày nhà ông có cả chục người vá đáy. Người vá đáy được chủ bao ăn 2 bữa, 2 cữ cà phê, được trả công 120.000 đồng/ngày. Chị Lê Thị Nga (quê Sóc Trăng), có chồng, lập nghiệp mười mấy năm nay ở Rạch Gốc. Chồng mất năm 2006, mỗi tháng chị vá đáy được hơn 3 triệu đồng để nuôi 2 con.

Ðối xử với nhau, ngoài thù lao còn có cái tình. Các chủ đáy hiểu được điều đó nên giữ chân được lực lượng lao động. Nhiều chủ đáy và người làm công gắn bó đến mười mấy năm. Họ hiểu hoàn cảnh nhau, và coi nhau như những người thân trong gia đình.

Tại nơi lựa tôm nhà ông Ba Rề có mắc rất nhiều võng, ông giải thích, để cho chị em nằm nghỉ lưng đợi lựa tôm. Nhất là vào mùa Nam, ghe về từ nửa đêm đến 1, 2 giờ sáng, cứ 2 người 1 võng ngủ đợi “hành nghề”. Hôm vận chuyển cá, tôm lên lựa, nghe ông Ba Rề dặn chừa phần cho bà Út, tôi thắc mắc, ông giải thích, đó là mối lâu năm, bà tới trễ nhưng không bỏ cữ, hoàn cảnh bà cũng khó khăn. Bà Ba Rề bảo: “Phải giúp qua giúp lại nhau, hổng có chị em mình cũng đâu làm được”. Ông Ba Rề thì tự hào: “Riêng hàng đáy của chú, nuôi sống mấy chục gia đình, trăm ngoài nhân khẩu”.

Theo anh Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển, toàn huyện có gần 10.000 miệng đáy các loại (riêng đáy hàng khơi có trên 3.200 miệng), sản lượng khoảng 6.000-7.000 tấn tôm/năm, giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động.

Dọc theo khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, nghe tanh nồng mùi biển. Ðây đó những giàn cá khô tắm mình trong nắng. Nhiều mái nhà cất ven sông san sát để đón nhận, phân loại sản phẩm từ biển khơi mang về. Không khí lao động tất bật, khẩn trương, những tiếng nói cười dường như không ngớt. Thu nhập của họ phụ thuộc vào sản lượng thu được từ biển khơi. Mùa Chướng về, đáy khơi trúng cũng đồng nghĩa với những cái Tết ấm no.

Chợt nhớ đến lời than của ông Năm Hoàng: “Trước đây tôm, cá nhiều lắm. Một miệng đáy, riêng tôm 150 kg là chú đã gặp... Giờ thì dù có trúng cũng ít đi rất nhiều so với trước".

Biển luôn hào phóng, nhưng nguồn tài nguyên nào rồi cũng đến lúc cạn kiệt. Nhìn đống tôm, cá đang lựa, thấy trong đó có quá nhiều cá vụn, lẫn rất nhiều con ghẹ chỉ bằng ngón chân và bao nhiêu là cá con chưa kịp lớn, tôi chợt thấy xót lòng.

Có lẽ, đã đến lúc những con người xứ biển dạn dày nắng gió này và những nhà quản lý, nhà chuyên môn cùng ngồi lại với nhau để tính đường vừa khai thác vừa bảo tồn và phát triển nguồn “lộc” từ biển cả. Có như vậy mới duy trì được nghề đặc trưng hồn cốt của người dân xứ biển này cũng như tiếp tục tạo sinh kế cho hàng vạn con người./.

Trang Anh

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả velez sarsfield】Ðáy khơi mùa chướng,Empire777   sitemap

回顶部