【xem tt bong đa】Chuyển đổi số chỉ có ý nghĩa nếu Chính phủ và doanh nghiệp song hành

时间:2025-01-10 17:03:48来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

TT

PGS.TS Trần Minh Tuấn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: PV

Đây là quan điểm được nhấn mạnh tại hội thảo "Phát triển kinh tế số Việt Nam trong thời kì hậu Covid-19: Một số yêu cầu và lộ trình cải cách thể chế",ểnđổisốchỉcóýnghĩanếuChínhphủvàdoanhnghiệpsonghàxem tt bong đa do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 25/11, trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tài trợ.

Môi trường thể chế chưa sẵn sàng cho đổi mới sáng tạo

Theo PGS.TS Trần Minh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2020, năm cuối cùng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020 chứng kiến một số kết quả đạt được vẫn còn nhiều khiêm tốn. GDP bình quân đầu người thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Quy mô dân số đứng thứ 3 trong khi quy mô nền kinh tế xếp thứ 6 trong khu vực ASEAN. Phương thức tăng trưởng vẫn dựa vào vốn, lao động và các nguồn lực đầu vào khác. Chất lượng tăng trưởng chậm được cải thiện… Trong giai đoạn tới, cơ hội để chúng ta thoát khỏi tụt hậu, đuổi kịp các nước hàng đầu trong khu vực và trở thành quốc gia hùng cường chính là công nghệ số.

Đồng tình quan điểm này, nhiều ý kiến tại hội thảo nhấn mạnh vấn đề môi trường thể chế phải song hành, tạo điều kiện cho các phát minh, ứng dụng công nghệ số. Nhắc lại ví dụ về câu chuyện nhà phát triển game Nguyễn Hà Đông đã gỡ bỏ game Flappy Bird, kỹ sư Phạm Gia Vinh đã đăng ký phát minh “phi thuyền không gian” của mình ở nước ngoài… , Phó Viện trưởng CIEM Nguyễn Hoa Cương đánh giá môi trường thể chế, cũng như cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa sẵn sàng cho các ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế quốc dân - GS.TS Trần Thọ Đạt cho rằng, mức độ sẵn sàng áp dụng kinh tế số của các nước rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều tiêu chí. Song việc đi đến đích không chỉ phụ thuộc vào điểm xuất phát mà phụ thuộc lớn vào tốc độ. “Chính phủ phải là người đi đầu, chủ động nhất trong thúc đẩy kinh tế số. Tuy nhiên, chi tiêu của Chính phủ Việt Nam cho kinh tế số gần như thấp nhất trong các nước. Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn để xác định những tiêu chí cần cải thiện” - GS.TS Trần Thọ Đạt nhận xét.

Trong báo cáo nghiên cứu chi tiết của CIEM về những yêu cầu, lộ trình phát triển kinh tế số ở Việt Nam, gắn với tình hình thực tế khi dịch Covid-19 xảy ra, các chuyên gia CIEM cũng nhấn mạnh một số yêu cầu về cải cách thể chế nhằm đạt được sự phát triển bao trùm về kinh tế số.

Trước hết, đó là vấn đề về an toàn, an ninh mạng. Việc hiện thực hoá những cơ hội mở ra từ cách mạng công nghệ 4.0 dựa rất nhiều vào việc truy cập, sử dụng và trao đổi dữ liệu xuyên biên giới. Tuy nhiên, quy định hiện thời về nội địa hoá dữ liệu sẽ làm gia tăng chi phí gia nhập thị trường và tăng giá thành sản phẩm do phải xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu hoặc phải thuê dịch vụ của bên thứ ba.

Cụ thể, ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM, trích dẫn nghiên cứu của ECIPE (2014) đánh giá tác động của việc áp dụng các quy định nội địa hoá dữ liệu đối với 7 quốc gia và khối nước bao gồm Brazil, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, và Việt Nam cho thấy, Việt Nam là quốc gia chịu tổn thất nặng nề nhất với mức thiệt hại ước tính khoảng 1,7% GDP, đầu tư nội địa giảm 3,1% và phúc lợi xã hội giảm 1,5 tỷ USD. Là quốc gia có độ mở thương mại lớn gấp đôi GDP, tỷ lệ tổn thất của Việt Nam lớn gấp nhiều lần các nước và khối nước khác.

Trong trung và dài hạn, Việt Nam cần có những nghiên cứu chuyên sâu đánh giá tác động của Luật An ninh mạng cũng như quy định về nội địa hoá dữ liệu đến thương mại, đầu tư và xuất khẩu theo các ngành, các khu vực kinh tế để từ đó đưa ra các đề xuất sửa đổi hoặc phương án thay thế cho phù hợp nhằm giảm thiểu hạn chế của chính sách quản lý dữ liệu xuyên biên giới đối với nền kinh tế.

TT
Ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng CIEM, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: PV

Cơ sở thuế minh bạch gắn với chế tài xử phạt nghiêm

Về chính sách cạnh tranh, pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam gặp nhiều thách thức trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh mẽ hiện nay. Vụ kiện giữa Grab và Vinasun là một trường hợp tiêu biểu đòi hỏi sự thay đổi của pháp luật cạnh tranh trong bối cảnh mới.

CIEM đề xuất một số định hướng quan trọng cần hoàn thiện đối với chính sách cạnh tranh là: đơn giản hóa quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp kỹ thuật số; hoàn thiện quy định bảo vệ người tiêu dùng; hoàn thiện hệ thống số liệu về kỹ thuật số, quy định để tạo điều kiện cho đánh giá tác động cạnh tranh khi xây dựng các văn bản mới liên quan đến kỹ thuật số...

Đặc biệt, liên quan đến thuế với nền tảng số, Luật Quản lý thuế năm 2019 đã bổ sung những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu mới về quản lý thuế, Việt Nam còn nhiều vấn đề xem xét.

Thứ nhất là ý thức và dân trí của một bộ phận người dân chưa cao nên tính tự giác trong kê khai, nộp thuế chưa cao. Vì vậy, bên cạnh xây dựng cơ sở thuế minh bạch, cần đẩy mạnh tuyên truyền gắn với các chế tài phạt nghiêm minh.

Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật công nghệ phục vụ công tác quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử còn hạn chế. Ngành Thuế cần sớm ứng dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin như AI, dữ liệu lớn; v.v. đồng thời, xây dựng các hệ thống kết nối liên ngành giữa thuế, hải quan, ngân hàng và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán, từ đó có được cơ sở dữ liệu chung của những người tham gia giao dịch thương mại điện tử, giúp xây dựng hệ thống phân tích, dự báo cho cơ quan thuế.

Cuối cùng là về chính sách sở hữu trí tuệ, kiến nghị của CIEM là việc ứng dụng công nghệ mới cần được triển khai để nâng cao chất lượng hệ thống sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chứ không chỉ để đáp ứng các cam kết trong các hiệp định mới./.

Dương An

相关内容
推荐内容