【tỷ số trận atalanta】Ngành Hải quan xử lý nợ thuế: Từ linh hoạt đến cứng rắn
Bài 2: Vì sao hiệu quả các biện pháp cưỡng chế không cao?ànhHảiquanxửlýnợthuếTừlinhhoạtđếncứngrắtỷ số trận atalanta | |
Bài 1: Muôn hình vạn trạng nợ thuế |
Ông Nông Phi Quảng |
Hướng dẫn quy trình cụ thể theo hướng cầm tay chỉ việc
Để các đơn vị nắm rõ hơn Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa XNK (gọi tắt là Quy trình quản lý nợ) khi thực hiện, Tạp chí Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Nông Phi Quảng, Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan.
Xin ông cho biết mục đích Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa XNK kèm theo Quyết định số 2317/QĐ-TCHQ ngày 24/10/2022?
Trước tiên, Quy trình quản lý nợ được ban hành nhằm hướng dẫn cụ thể trình tự các bước, các thao tác nghiệp vụ để cơ quan Hải quan thực hiện việc phân loại, theo dõi đầy đủ, đôn đốc thu hồi nợ kịp thời và xử lý các khoản tiền thuế và khoản thu khác của người nộp thuế phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính để thu hồi nợ thuế theo quy định.
Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa XNK đã bổ sung cụ thể các đối tượng nợ thuế thuộc nhóm nợ khó thu. Bao gồm: - Nợ của người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự chưa có đề nghị khoanh nợ, hồ sơ đề nghị xóa nợ. - Nợ của người nộp thuế đang trong quá trình giải thể. - Nợ của người nộp thuế đang trong thời gian làm thủ tục phá sản. - Nợ của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, thụ lý hoặc chờ kết luận của cơ quan pháp luật, chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế. - Nợ của người nộp thuế NK linh kiện xe hai bánh gắn máy theo tỷ lệ nội địa hóa năm 2001, 2002. - Nợ của người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. - Nợ khó thu khác: gồm các khoản tiền nợ quá hạn quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, không thuộc các đối tượng nêu trên, cơ quan Hải quan đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cuối cùng nhưng không thu hồi được tiền nợ (trường hợp chưa đủ điều kiện khoanh nợ, xóa nợ). Quy trình hướng dẫn xử lý đối với trường hợp xác định loại nợ chờ xử lý với hàng hóa XNK. Cụ thể: - Nợ chờ miễn thuế, giảm thuế: Là số tiền nợ của người nộp thuế thuộc đối tượng được xem xét miễn, giảm theo quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP, đã gửi hồ sơ, đang trong thời gian chở các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định miễn thuế, giảm thuế. Trường hợp chưa gửi hồ sơ đến cấp có thẩm quyền xét duyệt thì không phân loại vào tiêu chí này. - Tiền thuế nợ đang khiếu nại: Là số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp NSNN theo quy định những người nộp thuế đã có văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về số tiền thuế phải nộp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang trong giai đoạn giải quyết khiếu nại. |
Theo đó, Quy trình quản lý nợ được áp dụng cho cơ quan Hải quan các cấp khi thực hiện các công việc liên quan đến quản lý nợ thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa XNK.
Ngoài ra, mục đích của Quy trình quản lý nợ nhằm thường xuyên rà soát các nhóm nợ đảm bảo việc phân loại nợ theo đúng bản chất nhóm nợ, đảm bảo tiếp tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo quy định.
Công tác quản lý nợ thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa XNK của ngành Hải quan được thực hiện theo Quy trình quản lý nợ như thế nào, thưa ông?
Quy trình quản lý nợ gồm 3 phần, 3 chương với 29 điều hướng dẫn cụ thể việc phân loại nợ, lập hồ sơ và đôn đốc thu hồi nợ; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Theo Quy trình quản lý nợ, các khoản nợ phát sinh sắp xếp theo tiêu chí được phân vào nhóm nợ có khả năng thu, cơ quan Hải quan sẽ tổng hợp theo dõi, đôn đốc thu hồi kịp thời.
Đối với khoản nợ quá hạn như: quá hạn 90 ngày, quá thời hạn nộp phạt vi phạm hành chính... cơ quan Hải quan tổng hợp để triển khai các biện pháp cưỡng chế phù hợp.
Theo ông, triển khai Quy trình quản lý nợ sẽ tạo điều kiện gì cho công tác quản lý và xử lý nợ thuế của ngành Hải quan?
Thời gian qua, các đơn vị Hải quan địa phương gặp nhiều vướng mắc trong thực hiện cưỡng chế, xử lý nợ thuế, trong đó, nhiều vụ việc, trường hợp, đối tượng nợ có những yếu tố phức tạp. Tổng cục Hải quan ban hành Quy trình quản lý nợ thay thế Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 1503/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2018 nhằm “cầm tay chỉ việc” để các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Trong đó, Quy trình quản lý nợ quy định rõ trách nhiệm của công chức quản lý nợ tại các cấp từ lúc phát sinh nợ cho đến bước cuối cùng là xử lý xong khoản nơ (thu hồi hoặc khoanh, xóa nợ). Song song với đó, Quy trình quản lý nợ còn giúp các đơn vị Hải quan thực hiện tốt công tác quản lý, theo dõi, đôn đốc và áp dụng các biện pháp xử lý nợ phù hợp. Đặc biệt, Quy trình quản lý nợ cũng hướng tới mục tiêu không phát sinh thêm các thủ tục hành chính đối với người nộp thuế.
Xin cảm ơn ông!
Công chức Hải quan Hà Nam kiểm tra hàng hóa tại trụ sở DN. Ảnh: H.Nụ |
Sẽ xóa nợ thuế đối với từng trường hợp cụ thể
Trước những khó khăn, vướng mắc của nhiều đơn vị liên quan đến xử lý, xóa nợ tiền thuế, để các đơn vị có căn cứ thực hiện, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu các quy định và hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể. Mới đây, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu xóa nợ tiền thuế đối với các vụ việc phát sinh.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh Nguyễn Văn Hường: Cần có cơ chế phối hợp Thời gian qua, việc phản hồi, cung cấp thông tin của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương theo đề nghị của cơ quan Hải quan còn chậm, nhiều trường hợp không phản hồi. Cá biệt, có trường hợp cơ quan Hải quan gửi công văn đề nghị đến 6 lần mới nhận được thông tin phản hồi dẫn đến chậm tiến độ thực hiện các biện pháp cưỡng chế, đôn đốc thu hồi, xử lý nợ thuế. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho NSNN, đảm bảo số nợ thuế giảm và không phát sinh thêm, cần phải có quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan để chia sẻ thông tin cũng như khi phát sinh các trường hợp nợ thuế phức tạp phải có hướng dẫn cụ thể. Trong đó, cần luật hóa về thời hạn cung cấp thông tin phản hồi của cơ quan chức năng cho cơ quan Hải quan để kịp thời thực hiện biện pháp cưỡng chế. Đồng thời, có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan Thuế nội địa, cơ quan Công an, cơ quan đăng ký kinh doanh và chính quyền địa phương để có thể kiểm soát được đối với DN nợ ngừng hoạt động, không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, người đại diện theo pháp luật của DN nợ có nhu cầu đăng ký DN mới hay bỏ trốn... Phó Chánh Văn phòng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Đông Thành: Đẩy mạnh trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử Để việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế, cần đẩy mạnh phối hợp theo cơ chế một cửa để chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành. Cụ thể, thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Nhà nước; Tổng cục Thuế; Bộ Công an... theo phương thức trao đổi thông tin điện tử để tiết kiệm chi phí, thời gian trong việc cưỡng chế xử lý nợ thuế. Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Lê Văn Danh: Ngân hàng Nhà nước nên cung cấp thông tin định kỳ Đối với biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản ngân hàng, tài khoản tín dụng hiện các bước thực hiện đang chiếm nhiều thời gian dẫn đến trường hợp DN nợ dễ dàng tẩu tán tiền từ tài khoản bất kỳ khi nào trước thời điểm bị cưỡng chế phong tỏa tài khoản. Do đó, để hiệu quả hơn nữa cần nghiên cứu gộp chung bước xác nhận thông tin tài khoản, số dư của người nộp thuế và bước cưỡng chế trích tài khoản nộp NSNN. Ngay tại thời điểm ngân hàng nhận được văn bản của cơ quan Hải quan và thực hiện kiểm tra có số dư trong tài khoản của người nộp thuế, ngay lập tức sẽ thực hiện trích tài khoản nộp vào NSNN. Ngoài ra, khi gửi văn bản xác minh tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, đơn vị phải tra cứu thông tin về các ngân hàng trên internet, thông tin thường không đầy đủ, số lượng ngân hàng lúc tăng, lúc giảm tùy theo thời điểm tra cứu, điều này cũng gây mất nhiều thời gian xác minh. Do đó, Tổng cục Hải quan cần có cơ chế phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cung cấp định kỳ thông tin về các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng để làm cơ sở cho việc xác minh tài khoản ngân hàng của đối tượng nộp thuế. |
Đối với vướng mắc của Cục Hải quan Hải Phòng về xóa nợ tiền thuế, theo quy định tại khoản 1 Điều 152 Luật Quản lý thuế 2019: “Đối với các khoản thuế được miễn, giảm, không thu, xóa nợ phát sinh trước ngày 1/7/2020 thì tiếp tục xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13”.
Theo đó, tại điểm b khoản 3 Điều 2 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định một trong các trường hợp xóa nợ: “Tiền thuế nợ, tiền phạt của DN nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ thuế này”.
Ngoài ra, tại điểm c khoản 1 Điều 55 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định một trong các trường hợp xóa nợ: “DN nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa theo các Nghị định: 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998, 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002, 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập pháp nhân mới...”.
Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần quy định: “Nghị định này áp dụng đối với công ty nhà nước không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hoá, bao gồm: các tổng công ty nhà nước...; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước”.
Điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 187/2004/NĐ-CP cũng quy định việc cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiến hành khi: “Đơn vị hạch toán phụ thuộc của DN có đủ điều kiện hạch toán độc lập”.
Tổng cục Hải quan cho biết, theo số liệu tra cứu tại Hệ thống Kế toán thuế tập trung thì Chi nhánh Công ty Kinh doanh và Sản xuất vật tư hàng hóa đang nợ quá hạn 90 ngày số tiền thuế 36.960.000 đồng, của tờ khai số 9330/NKD ngày 8/11/1999 - Nợ cưỡng chế (quá hạn quá 90 ngày).
Đối chiếu với quy định và tình trạng nợ thuế, hồ sơ đề nghị xóa nợ do Cục Hải quan Hải Phòng cung cấp, Tổng cục Hải quan nhận thấy khoản nợ trên thuộc Chi nhánh Công ty Kinh doanh và Sản xuất vật tư hàng hóa, nhưng hồ sơ không thể hiện các thông tin về chi nhánh. Vì vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan Hải Phòng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ xóa nợ theo quy định.
Còn đối với vướng mắc của Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu trong quá trình xử lý nợ thuế, theo Tổng cục Hải quan, Điều 4 Nghị quyết 94/2019/QH14 quy định: “Đối tượng được xử lý nợ là người nộp thuế nợ tiền thuế, nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp và thuộc một trong các trường hợp dưới đây, phát sinh trước ngày 1/7/2020 mà không còn khả năng nộp NSNN: ... 4. Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế”.
Tại khoản Điều 5 Nghị quyết 94/2019/QH14 cũng quy định: “Đối với các khoản nợ không thuộc phạm vi xử lý theo quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý 2019”.
Qua tra cứu trên Hệ thống Kế toán thuế tập trung, Tổng cục Hải quan nhận thấy, Công ty TNHH Tân Trung ô tô đang nợ cưỡng chế số tiền 210.173.820 đồng chi tiết các tờ khai số 569/NKDO ngày 14/8/2001 là 104.925.680 đồng - truy thu thuế (NK 23.200.400 đồng; thuế tiêu thụ đặc biệt là 81.725.280 đồng); tờ khai số 688/NKDO ngày 26/10/2001 là 105.248.140 đồng - truy thu thuế (NK 23.271.700 đồng; thuế GTGT là 81.976.440 đồng).
Theo đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, đối với khoản nợ của Công ty TNHH Tân Trung ô tô phát sinh trước ngày 1/7/2020, Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu xem xét xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp theo quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14; hồ sơ, trình tự thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020 của Bộ Tài chính.
Để có cơ sở báo cáo Chính phủ, Quốc hội, ngày 7/3/2023, Tổng cục Hải quan có báo cáo số liệu tình hình xử lý nợ năm 2020, 2021, 2022 theo quy định tại Nghị quyết 94/2019/QH14. Theo đó, năm 2020, ngành Hải quan đã thực hiện khoanh nợ tiền thuế đối với 62 DN, tổ chức với số tiền nợ 45,5 tỷ đồng; xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp (thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, thành phố) 4 DN, tổ chức với số tiền 615 triệu đồng. Năm 2021, ngành Hải quan thực hiện khoanh nợ tiền thuế đối với 195 DN, tổ chức với số tiền nợ 179,3 tỷ đồng; xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, thành phố) 51 DN, tổ chức với số tiền thuế 6,6 tỷ đồng. Năm 2022, ngành Hải quan thực hiện khoanh nợ tiền thuế đối với 623 DN, tổ chức với số tiền nợ 688,8 tỷ đồng; xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, thành phố) 172 DN, tổ chức với số tiền thuế 23,9 tỷ đồng. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/88f299115.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。