Ngày 22/6,êntụccácvụxeđiệnbốccháyđiềutraranguyênnhângâysốnhan dinh asenal một vụ cháy ô tô điện Tata Nexon Electric trên đường phố Mumbai đã gây xôn xao dư luận Ấn Độ, bởi đây là mẫu xe sản xuất nội địa đầy tham vọng với giá chỉ 18.000 USD, rẻ hơn rất nhiều so với các loại ô tô điện nhập khẩu.
Trước đó, rất nhiều vụ cháy xe máy điện đã xảy ra, gần như tuần nào cũng xuất hiện, thậm chí có trường hợp tử vong khi đang sạc ở nhà. Bởi vậy, vụ cháy ô tô điện lần này được quan tâm nhanh chóng.
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng của Ấn Độ (DRDO) - một tổ chức có uy tín do Chính phủ điều hành - đã được giao nhiệm vụ điều tra nguyên nhân. Những báo cáo ban đầu được hé lộ khiến nhiều người cảm thấy "sốc".
DRDO đã chỉ ra 4 nguyên nhân cơ bản dẫn đến cháy xe điện trong thời gian qua, gồm:
1. Hệ thống quản lý pin lưu trữ (BMS) được phát hiện thiếu hoặc lỗi nghiêm trọng trên hầu hết các xe điện bốc cháy.
2. Cụm pin sử dụng không được thiết kế cơ chế thông hơi thích hợp, khiến các tế bào pin Lithium khi quá nóng không giải phóng được nhiệt.
3. Các Cell pin (hệ thống những cục pin Lithium-Ion hay Lithium-Polymer được kết nối lại với nhau) chất lượng kém đã được tìm thấy trong hầu hết các xe bị cháy.
4. Một số công ty dường như đã đốt cháy giai đoạn nghiên cứu và phát triển, vội vàng bán hàng làm tăng nguy hiểm cho người dùng.
Các báo cáo cụ thể hơn dự kiến sẽ sớm được đưa ra trong tuần này, dựa vào đó, các cơ quan chức năng của Ấn Độ có thể áp dụng hành động trừng phạt với nhà sản xuất sai phạm.
Sự cố cháy nổ xe điện diễn ra liên tục đã làm niềm tin của người dân bị xói mòn. Một trong các hãng xe nội địa tại Ấn Độ là Ola, từng đặt tham vọng sẽ sản xuất 10 triệu xe điện hai bánh/năm. Song, đã phải liên tục triệu hồi xe sau loạt sự cố cháy nổ.
Trong cuộc khảo sát thực hiện gần đây, 17% người được hỏi cho biết họ không muốn mua xe máy điện vì nỗi lo an toàn và hiệu suất thấp, tỉ lệ này cao hơn 8 lần so với cách đây nửa năm.
Trong vài năm qua, chính phủ Ấn Độ đã thúc đẩy đáng kể việc phổ biến các loại xe điện ở nước này thông qua các chính sách kích thích hấp dẫn nhắm vào cả nhà sản xuất và người mua. Chính phủ Ấn Độ mong muốn có thể thúc đẩy thị phần xe điện lên ít nhất 30% tính đến năm 2030.
Tuy nhiên, việc thúc đẩy quá nhanh thị trường xe điện mà không có cơ chế kiểm soát hiệu quả khiến nảy sinh những nhà sản xuất thiếu kinh nghiệm, đi tắt đón đầu tạo ra sản phẩm lỗi. Điều này đã được chỉ ra trước đó bởi Rajiv Bajaj - một hãng xe lớn trong ngành công nghiệp ô tô xe máy Ấn Độ.
Theo Cartoq
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!