当前位置:首页 > La liga

【soi keo real sociedad】Tất bật nghề may quần áo tết

Họ được xem như những nghệ sĩ làm cho cuộc sống thêm màu sắc,ấtbậtnghềmayquầnotếsoi keo real sociedad ấn tượng hơn, đẹp hơn, những người “nghệ sĩ” đó đã dùng bàn tay khéo léo của mình, để từ những tấm vải đơn điệu cho ra các bộ quần áo đủ kiểu làm hài lòng nhiều khách hàng... Chúng tôi đang muốn nói đến nghề may quần áo tết.

Chị Thảo tất bật may đồ tết để kịp giao cho khách.

Sống được với nghề !

Bước vào nghề may ở cái tuổi đôi mươi, dù đã từng có ý định bỏ nghề để đi làm như bạn bè đồng trang lứa, nhưng đến nay chị Cao Thị Tuyết Trang, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, vẫn còn nhớ như in về những ngày đầu mới học nghề may và nhận may đồ cho khách tại nhà. Chị Trang, chủ tiệm may Cao Trang, tâm sự: “Tui theo nghề may quần áo này đến nay cũng hơn 20 năm rồi. Ở đây, tui chủ yếu may trang phục công sở, comple, quần Tây, áo sơ mi… Tuy bây giờ, quần áo may sẵn nhiều, nhưng nghề may quần áo vẫn còn làm ăn được. Đặc biệt, dạo gần tết số lượng đồ khách mang lại may cũng nhiều hơn bình thường. Vì đa phần ai cũng muốn năm mới có thêm bộ quần áo mới vừa vặn mặc đi chơi hay đi làm hết”. Do một mình may không kịp đồ để giao cho khách, nên chị Trang phải mướn thêm hai người thợ nữa để phụ ráp đồ khi chị đã cắt. Đối với nghề may, cắt là khâu quan trọng nhất, vì vậy đa phần chị Trang sẽ tự cắt đồ khi khách đến may.

Để có thể may được một bộ quần áo hoàn chỉnh, phù hợp với cơ thể người mặc đòi hỏi người thợ may phải biết tính toán từ khâu cắt vải và người thợ may thường được so sánh với thầy giáo dạy… hình học, nhìn ngay khâu vẽ đã thấy đẹp. Hiện nay, một bộ đồ được may với vải thun bình thường sẽ có giá từ 50.000-60.000 đồng/bộ, comple cũng có giá dao động từ 280.000-300.000 đồng/bộ. Ngoài ra, nếu khách muốn may có thêm các họa tiết đính kèm thì tiền công may một bộ đồ sẽ được tính thêm. Chị Nguyễn Thị Ngọc Liên, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Ở đây, là khu vực nông thôn nên chủ yếu bà con thường may đồ bộ mặc ở nhà là nhiều. Dạo này gần tết, nên tui cũng ít nhận đồ nữa tại sợ may không kịp mất mối hết. Hôm nào khỏe lắm đồ thun bình thường tui cắt, may được 3 bộ. Quần áo may chợ khác đồ mình đặt may ở chỗ vải không đẹp, đồ không như ý. Đồ may sẵn ở chợ, người ốm mua lại mặc rộng, còn người mập lại mặc không vừa, nên người ta thà bỏ tiền mua vải rồi thêm tiền may nữa sẽ có được bộ quần áo ưng ý”. Cũng nhờ gắn bó với nghề may, chị Liên đã có thêm điều kiện để cho cậu con trai được học hành đến nơi đến chốn.

Mặc dù sống được với nghề, nhưng theo chị Liên, giờ nghề may cũng ít còn người chịu theo học, vì làm nghề này lâu năm, khi ngồi nhiều sẽ bị nhiều chứng bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến cột sống.

Niềm vui mùa tết

Còn với chị Đoàn Ngọc Thúy, chủ nhà may Hồng Thúy, ở khu vực 4, phường I, thành phố Vị Thanh, bước vào nghề may, chị không chọn may gia công, may hàng bỏ sỉ ở chợ, những ngày đầu mới vào nghề, chị nhận may quần áo cho tất cả các lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn tuổi. Đến nay, chị đã có một tiệm may nhỏ chuyên may quần áo cho phụ nữ từ đồ bộ đơn giản đến đầm váy, sơ mi, comple… Chị Thúy vui vẻ nói: “Ngày thường, khách chỉ may 1-2 bộ thôi, còn hơn một tháng nay là mỗi người 4-5 bộ không à. Ai cũng tranh thủ may đồ để mặc tết. Mấy dịp gần tết này là may không kịp nghỉ luôn, thấy ham lắm, nhưng tui đâu có dám nhận nhiều. Giờ, mối quen mới dám nhận tại lãnh đồ nhiều quá may không kịp mất uy tín hết. Ở đây, ngoài may đồ, tui còn nhận lên lai, sửa quần áo luôn. Trung bình mỗi ngày cũng thu nhập được 150.000-200.000 đồng, sống cũng được lắm”.

Để may được một bộ đồ người thợ không chỉ đơn thuần theo công thức số đo của khách để tính toán, mà còn phải tính sao cắt cho đủ vải, hợp với dáng của khách hoặc cắt may phù hợp với loại vải mỏng hay loại vải dày… Nếu các ngành nghề khác, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ thì nghề may quần áo cũng vậy. Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho biết: “Thường một người học may bình thường khoảng 5 tháng là có thể tự may đồ mặc được. Tuy nhiên, để nhận đồ may cho khách được là phải 2 năm trở lên. Đa phần khách hàng may đồ hiện nay là những người khó tính, người có dáng khó chọn đồ vừa vặn hoặc muốn có bộ quần áo theo thiết kế riêng của mình…”. Hơn 10 năm gắn bó với nghề làm đẹp cho các chị em, tiệm may nhỏ của chị Thảo tuy không có bảng hiệu phô trương, nhưng nhờ sự cẩn trọng trong từng đường may mũi chỉ của chị đã tạo được uy tín trong lòng nhiều khách hàng, không chỉ ở nông thôn mà còn đối với những khách hàng thành thị.

Có lẽ, đối với những người phụ nữ làm nghề thợ may như chị Trang hay chị Thảo… dù công việc có tất bật là thế, nhưng niềm vui của các chị sẽ trọn vẹn hơn khi tết năm nay, gia đình của các chị sẽ đầm ấm, sung túc và đầy đủ hơn!

Nghề may chẳng khác “làm dâu trăm họ”

“Nghề may này, chẳng khác nào “làm dâu trăm họ” vì khi nào khách hàng hài lòng với bộ quần áo mình may vậy mới hoàn thành. Mấy năm nay, vào các dịp lễ, tết may đồ không kịp nghỉ. Nhiều khi đến mùng 1 tết, lo may đồ cho khách nên không may được bộ quần áo nào cho mấy đứa nhỏ luôn…”, chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, chia sẻ.

 

Bài, ảnh: AN NHIÊN

分享到: