【tỷ số bóng đá cúp anh】Hàng không Việt Nam đang phát triển thế nào?
Hoàn thiện phương án điều chỉnh Quy hoạch sân bay Nội Bài | |
Vietjet phục vụ 2,2 triệu lượt hành khách sau 5 năm cất cánh tại Thanh Hoá | |
Vốn đầu tư sân bay Long Thành tương đương các cảng hàng không lớn trên thế giới | |
CAPA vinh danh Vietjet với giải thưởng “hãng hàng không chi phí thấp tại châu Á Thái Bình Dương 2019” |
Mức tăng trưởng đạt 2 con số
Theo thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam, giai đoạn 2014-2018, thị trường vận tải hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng cao, liên tục với mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn là 20,5% về hành khách và 13,2% về hàng hoá.
Năm 2019, thị trường hàng không Việt Nam đón nhận thêm hãng hàng không mới Bamboo Airway đi vào khai thác từ ngày 16/01/2019. Tốc độ tăng trưởng của thị trường năm 2019 dự báo tiếp tục được duy trì ở mức hai con số với mức độ tăng trưởng 11,8% về hành khách và 3% về hàng hóa so với năm 2018.
Tổng vận chuyển hành khách đạt 78,3 triệu khách và vận chuyển hàng hóa đạt hơn 1,25 triệu tấn. Dự báo năm 2020, tổng thị trường đạt 86,8 triệu khách, tăng 10,8% so với năm 2019; đạt xấp xỉ 1,4 triệu tấn hàng hóa, tăng 11% so với năm 2019.
Phát biểu tại buổi tọa đàm do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức ngày 11/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết, hiện chúng ta đã có 5 hãng hàng không với sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài với sự đa dạng về loại hình từ hãng hàng không truyền thống đến hãng hàng không giá rẻ… góp phần xây dựng một thị trường hàng không có sức cạnh tranh cao.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, tại thị trường quốc tế, hơn 80 hãng hàng không hàng đầu thế giới đã có mở các đường bay đi/đến Việt Nam. Hàng chục cảng hàng không được nâng cấp, xây mới trên toàn quốc, trong đó có những nhà ga sân bay quốc tế mới được xây dựng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Vân Đồn…
Đặc biệt, trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng liên tục đạt mức 2 con số, trung bình đạt 15,8%/năm. Theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam được ghi nhận là một trong những thị trường hàng không có tốc độ tăng trưởng hàng năm nhanh nhất thế giới, cao hơn tốc độ trung bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, cả với cơ quan quản lý nhà nước, với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không. Thực tế đã cho thấy một số bất cập nảy sinh có nguy cơ uy hiếp an ninh, an toàn hàng không, chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo (tình trạng chậm, hủy chuyến còn nhiều) và bắt đầu xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, tốc độ tăng trưởng của thị trường hàng không năm 2019 dự báo tiếp tục được duy trì ở mức hai con số với mức độ tăng trưởng 11,8%. |
Phát triển “nóng” hay phát triển nhanh?
Đánh giá về sự tăng trưởng của ngành hãng không trong thời gian qua, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho rằng, dùng từ "nóng" và "rất nóng" là chưa thật sự phù hợp. Chúng ta chỉ dùng từ "nóng" khi nói đến sự phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo tôi, nên dùng từ phát triển nhanh thì phù hợp hơn. Cá nhân tôi cho rằng, thời gian qua thị trường hàng không của chúng ta có sự phát triển hết sức ấn tượng. Về thị trường, từ 2008 - 2019, chúng ta tăng trưởng 17,1% về hành khách và 13,8% về hàng hoá. Như vậy, sản lượng vận chuyển của chúng ta tăng 4,86 lần về hành khách và 3,66 lần về hàng hoá.
Theo dõi khoảng 20 năm trở lại đây, tăng trưởng hàng không gắn chặt với tốc độ phát triển GDP. Tức là GDP tăng 1%, hàng không sẽ tăng 1,5 đến 2%. Ngược lại, nếu GDP giảm 1%, hàng không cũng sẽ giảm tương ứng.
“Như vậy, tăng trưởng của ngành hàng không của chúng ta không có gì ngạc nhiên mà đồng hành với nền kinh tế của đất nước. Trong quá trình tăng trưởng vừa qua, thị trường hàng không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của quản lý nhà nước. Tạo ra một thị trường lành mạnh, có sự cạnh tranh, mang lại nhiều lợi ích cho hành khách cả về cơ hội đi lại, giá vé, chất lượng dịch vụ. Đi đôi với tăng trưởng, công tác đảm bảo an ninh an toàn giữ vững. Chúng ta đang bước sang năm thứ 24 an toàn tuyệt đối, không nhiều quốc gia có chỉ số tốt như chúng ta. Dù tăng trưởng nhanh như vậy, công tác quản lý nhà nước vẫn đảm bảo, thị trường vẫn phát triển lành mạnh, các hãng hàng không vẫn làm ăn có lãi.
Đứng ở góc độ của một hãng hàng không, ông Đinh Việt Phương, Phó Tổng giám đốc Vietjet Air cũng cho rằng, Việt Nam hiện có gần 100 triệu dân, tàu bay 200 chiếc, tức 1 triệu dân có 2 tàu bay. So sánh với Malaysia, Thái Lan, số này còn rất khiêm tốn, nghĩa là nhu cầu tăng trưởng còn rất nhiều. Vấn đề đặt ra chỉ là làm thế nào chúng ta duy trì được tăng trưởng được bền vững, an toàn, lành mạnh?
(责任编辑:Cúp C1)
- Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- Long An phát động chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng
- Kinh tế quý 1: Việt Nam đang chủ động đón dòng vốn chất lượng cao
- Giảm hơn 1.400 đồng mỗi lít, giá xăng RON95
- Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- Đưa gạo ngon nhất thế giới về quê hương
- Kịp thời tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ các dự án
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm
- Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- Giá heo hơi hôm nay 7/12/2023: Có thật sự đảo chiều?
- Công ty tư vấn thiết kế cảnh quan LASC: Nơi sáng tạo những không gian xanh
- Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa
- Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- Luật Tài nguyên nước: Nhiều điểm mới đáng chú ý
- Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- Eximbank chính thức lên tiếng vụ thẻ tín dụng nợ 8,8 tỉ đồng
- Tưng bừng khai trương siêu thị WinMart theo mô hình cao cấp đầu tiên tại Hà Nội
- Tích cực phát triển kinh tế, đóng góp xây dựng địa phương
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Công ty Tùng My