Ngành sữa - Gia tăng cạnh tranh trên sân nhà
Theúpngànhsữagiatăngcạnhtranhtrênsânnhàgạohưởnglợixuấtkhẩutrongdàihạsoi kèo dewa unitedo phân tích của các chuyên gia Công ty CP Chứng khoán SSI, sữa là một trong những ngành nông nghiệp phát triển nhất ở châu Âu, hàng năm sản lượng sữa từ châu Âu chiếm khoảng 20% tổng sản lượng sữa trên thế giới. Về thị phần xuất khẩu, châu Âu dẫn đầu với 29% thị phần, tiếp theo là New Zealand với 26,5% thị phần. Rất ít quốc gia có thể xuất khẩu sữa vào châu Âu, và châu Âu đang áp dụng triệt để các biện pháp bảo hộ, cũng như hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo vệ ngành sữa trong nước.
Tới hiện tại, châu Âu chưa cấp phép nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Việt Nam, tuy nhiên ở chiều ngược lại nước ta nhập khẩu sữa từ châu Âu với giá trị đạt 215 triệu USD năm 2019. Sản phẩm Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là sữa gầy (Skimmend milk powder), bột whey, bơ, pho mát.
Tham gia sân chơi EVFTA sẽ giúp ngành sữa gia tăng cạnh tranh trên sân nhà |
Theo Hiệp định EVFTA vừa được ký kết, thuế nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa từ EU sẽ được giảm dần theo lộ trình từ mức 5 - 15% về mức 3,5-0% với nhiều mặt hàng như sữa và kem, chưa cô đặc và chưa pha thêm đường hoặc các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên của sữa… Điều này được nhận định sẽ tác động tới các doanh nghiệp sữa Việt Nam, giúp doanh nghiệp Việt gia tăng cạnh tranh trên sân nhà về nguyên vật liệu.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, châu Âu chiếm 20-25% giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam. Thuế nhập khẩu áp dụng cho các mặt hàng nguyên vật liệu (NVL) được giảm sẽ hỗ trợ nhẹ biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sữa. Cụ thể, đối với Vinamilk, tỷ lệ nhập khẩu NVL từ châu Âu khoảng 10%, bao gồm bột sữa gầy và bột sữa chưa tách béo. Thuế nhập khẩu các mặt hàng này trước EVFTA là 5%, bắt đầu từ 1/8/2020 được giảm xuống 2,2% và giảm dần về 0% sau năm 2022. Như vậy, biên lợi nhuận gộp của Vinamilk sẽ được cải thiện từ việc này.
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng như các công ty sữa nội địa khác đã chuẩn bị nhiều năm để thích ứng với việc thị trường sữa được mở cửa - khi liên tục tung những sản phẩm cao cấp để cạnh tranh với sữa nhập khẩu từ châu Âu. Chẳng hạn như Vinamilk đã có sữa tươi organic, hoặc chủ động nhập khẩu các sản phẩm sữa tươi từ châu Âu (thông qua công ty con ở Ba Lan). Còn Nutifoods đã cho ra đời dòng sản phẩm sữa tươi với hàm lượng đạm và chất béo tương tự như sữa tươi ở châu Âu.
Ngành gạo hưởng lợi từ EVFTA trong dài hạn
Với ngành gạo, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), liên tục trong những tháng gần đây giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chào bán trên sàn thế giới luôn ở mức cao.
Tính đến ngày 27/10, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 493-497 USD/tấn, cao hơn khoảng 30 USD/tấn so với gạo Thái Lan. Đáng chú ý, ở thị trường EU, kể từ khi EVFTA có hiệu lực, nhiều lô hàng gạo thơm xuất khẩu với giá cao từ 600-1.000 USD/tấn đã được các doanh nghiệp thương thảo thành công - mở ra cơ hội mới cho ngành gạo Việt Nam.
Sản xuất lúa gạo sẽ được hưởng lợi thế EVFTA trong dài hạn khi xuất khẩu |
Theo Bộ Công Thương, trước EVFTA, thuế nhập khẩu đối với gạo Việt Nam vào EU là 65-211 EUR/tấn (5-45%). Mức thuế này được giảm về 0% từ thời điểm EVFTA có hiệu lực đối với gạo theo hạn ngạch 80 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, để đáp ứng được tiêu chuẩn của châu Âu, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần có mô hình chuỗi gạo liên kết với nông dân để đảm bảo chất lượng từ đầu vào cho đến đầu ra.
Trong quá khứ, sản lượng gạo xuất khẩu sang châu Âu rất ít do chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng và châu Âu chủ yếu tiêu thụ gạo basmati của Ấn Độ thay vì gạo thơm từ các nước như Thái Lan, Việt Nam.
Thống kê từ Tiểu ban Thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, trong năm 2018, Việt Nam chỉ xuất khẩu khoảng 20.000 tấn sang EU. “Do đó, kể từ khi EVFTA có hiệu lực, nhiều lô hàng xuất khẩu nông nghiệp nói chung, gạo nói riêng của Việt Nam đã lần lượt cập cảng vào EU và hưởng thuế suất 0%”- ông Quách Thế Phong - đồng Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho biết.
Cũng theo ông Phong, nhìn lại khả năng trồng lúa của Việt Nam, EVFTA chỉ giúp một phần nhỏ đối với mặt hàng gạo trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Trong ngắn hạn, dự kiến sẽ có tác động tích cực về giá đối với ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, về trung và dài hạn, lợi ích bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có việc xây dựng chuyển giao công nghệ và tiềm năng đối với hạn ngạch lớn hơn.
Thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn như Lộc Trời (LTG), Công ty CP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (NSC) và Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TAR)… đã thực hiện liên kết với nông dân để đảm bảo chất lượng cho đầu ra, do đó có khả năng được hưởng lợi từ EVFTA. Bằng chứng là trong tháng 9/2020 Lộc Trời đã có đơn hàng xuất khẩu 126 tấn gạo thơm Jasmine 85 đi châu Âu. Trước đó, Trung An đã ký hợp đồng xuất 3 nghìn tấn gạo thơm ST20 và Jasmine sang Đức.
"Việc EVFTA giảm thuế nhập khẩu sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp gạo tại Việt Nam xây dựng mô hình sản xuất gạo khép kín, do đó cải thiện chất lượng và củng cố thương hiệu gạo Việt Nam trên toàn cầu. Tuy sản lượng xuất khẩu sang châu Âu không nhiều so với sản lượng xuất khấu sang các thị trường khác, nhưng giá xuất khẩu gạo thương hiệu sẽ cao hơn nhiều so với giá gạo hàng hóa", ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc của Trung An nhìn nhận.