【kq venados】Thuốc lá thẩm lậu ngày và đêm
作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 00:07:04 评论数:
QLTT tỉnh Long An chở đầy ca - nô TLL bị bắt giữ qua đường sông |
Trở lại cung đường TLL khu vực biên giới Tây Nam vào đỉnh điểm của mùa khô hạn năm nay,ốcláthẩmlậungàyvàđêkq venados chúng tôi ghi nhận, hoạt động buôn lậu thuốc lá vẫn diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là khu vực biên giới các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và Tây Ninh.
Long An - điểm nóng cả nước về buôn lậu thuốc lá
Long An có 135 km đường biên giới, đây cũng là điểm nóng nhất cả nước về buôn lậu thuốc lá. Phó Chi cục trưởng QLTT Long An Nguyễn Tấn Vĩnh - cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình TLL tuồn qua biên giới tiếp tục được kiểm soát và kiềm chế.
Trung bình mỗi ngày có 40 - 60 thùng TLL tuồn qua biên giới, trong đó tuyến chính là khu vực huyện Đức Huệ với 30 - 40 thùng; thị xã Kiến Tường từ 10-20 thùng. Ngoài hai tuyến trên, một lượng TLL còn đi qua địa bàn xã Phước Chỉ (Trảng Bàng, Tây Ninh). Theo ông Vĩnh, các đối tượng lợi dụng địa hình rộng lớn, lợi dùng thời điểm lực lượng chống buôn lậu nghỉ, liền chia nhỏ hàng “đai” TLL qua biên giới trong đêm.
Bộ đội biên phòng bắt giữ thuốc lá lậu tại biên giới Tây Nam |
Chỉ 4 tháng đầu năm 2016, QLTT Long An đã bắt giữ 19 vụ TLL, tịch thu 52.656 gói, 18 xe máy, 16 xe đạp và 1 chiếc vỏ lãi. Đơn cử đêm 10/4/2016, QLTT đã phát hiện 2 xuồng gỗ chở TLL chạy với tốc độ cao trên kênh Thầy Cai, khi bị phát hiện đối tượng bỏ lại phương tiện và 15.400 gói thuốc Jet và Hero.
Đội trưởng Đội QLTT số 1 (Long An) Nguyễn Văn Sâm - cho biết, tại 2 huyện Đức Hòa và Đức Huệ, đối tượng thường dùng vỏ lãi chuyển TLL từ kênh Bình Thành, Bình Hòa Nam, kênh Thầy Cai về tập kết ở Củ Chi, sau đó phân phối đi các nơi. Mỗi vỏ lãi chở 6.000 - 8.000 gói thuốc/chuyến, hoạt động mạnh từ 8 - 9 giờ sáng và 6 giờ tối đến sáng hôm sau.
Ông Sâm chia sẻ, địa bàn Đức Hòa và Đức Huệ rộng lớn, vì thế lực lượng chống buôn lậu tổ chức lên phương án, mật phục hai đến ba lần mới bắt được một vụ TLL. Số TLL thu được trong thời gian gần đây chỉ bằng 1/3 lượng hàng cấm đã thẩm lậu qua biên giới, đối tượng bị bắt chỉ là người làm thuê, riêng kẻ chủ mưu thì vẫn chưa “đụng” đến được do không trực tiếp làm.
An Giang - Tây Ninh chống TLL trên nhiều cung đường
Ông Phan Lợi - Chi cục trưởng QLTT An Giang - cho biết, từ đầu năm đến nay, sau khi các lực lượng chống TLL tăng cường công tác kiểm tra, xử lý TLL đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên tình hình buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp.
Cung đường TLL đi qua An Giang ngoài hệ thống sông, rạch, chủ yếu là tuyến quốc lộ 91 hướng từ Châu Đốc đi TP. Long Xuyên. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời, các đối tượng không vận chuyển công khai như trước, chỉ mang hàng nhỏ lẻ dưới 500 gói, trung chuyển qua nhiều đối tượng, đoạn đường khác nhau để né bị kiểm tra. “Từ đầu tháng 5/2016 đến nay, số lượng xe máy chạy tốc độ nhanh từ Châu Đốc đi TP. Long Xuyên chở TLL có tăng hơn. Qua theo dõi, số lượng TLL qua biên giới không tăng nhưng tăng số xe vận chuyển và số lượng chở trên mỗi xe có giảm”- ông Lợi xác nhận.
Hải quan tỉnh Kiên Giang bắt giữ TLL qua đường biển |
Chỉ 4 tháng đầu năm 2016, Chi cục QLTT An Giang đã phát hiện 51 vụ TLL, trong đó có 34 vụ kinh doanh, 3 vụ thuộc dịch vụ ăn uống, 5 vụ vận chuyển, 9 vụ tập kết hàng nhưng vắng chủ, đã tịch thu 10.311 gói TLL.
Theo quan sát của phóng viên, sở dĩ TLL tuồn qua biên giới An Giang với số lượng lớn là do địa bàn ở đây rộng, nhiều sông rạch, lắm đường ngang, ngõ tắt, các “đầu nậu” cắt cử một lực lượng người cảnh giới hùng hậu, đối tượng "đai thuê" TLL hầu hết là cư dân biên giới và rất thuộc đường sá. Phần lớn dân “đai” không có nghề nghiệp ổn định, nhà nghèo nên gắn với công việc này làm nguồn thu nhập chính cho gia đình.
Với 240 km đường biên giới, những địa danh như Phước Chỉ, Rạch Tràm, Tà Beng là cung đường TLL nổi tiếng ở Tây Ninh xưa nay. Các địa danh này sát biên giới, vừa rộng lại nhiều kênh rạch, vắng người nên TLL tràn qua biên giới dễ dàng, nhất là mùa nước nổi.
Ông Châu Thanh Long - Chi cục Phó QLTT Tây Ninh - cho biết, trên vùng biên giới vào những lúc chiều tối, trời mưa to, đối tượng dùng ghe chở TLL xuôi theo kênh Thầy Cai về Củ Chi; trên đường bộ xe máy xoáy nòng chạy tốc độ cao từ Đức Huệ, Đức Hòa qua quốc lộ 22 về Bình Chánh, Hóc Môn tiêu thụ. Để “qua mặt” lực lượng kiểm tra, gần đây đối tượng đã dùng trẻ em, phụ nữ mang theo TLL lên xe buýt, xe khách, đặc biệt còn dùng cả xe ô tô đời mới, cơi nới thùng xe tải để chuyển TLL. “Buôn lậu thuốc ở Tây Ninh tuy có giảm so với trước nhưng tình hình chỉ tạm lắng khi bị tăng cường kiểm soát. TLL chưa kéo giảm được là do các “đầu nậu” đã hình thành những đường dây, ổ nhóm hoạt động rất chặt chẽ, dùng thiết bị hiện đại theo dõi mọi hoạt động của lực lượng kiểm tra; liên tục thay đổi phương thức “ăn hàng” và sẵn sàng chống trả, gây thương tích cho lực lượng chống buôn lậu khi bị bắt giữ”- ông Long bức xúc.
Vì vậy để hạn chết tối đa TLL “thẩm lậu” qua tuyến biên giới Tây Nam, rất cần sự phối hợp chặt chẽ liên ngành và thường xuyên giữa công an, bộ đội biên phòng với QLTT hơn nữa.
Nghị định 124/2015/NĐ-CP tăng mức xử phạt đối với buôn bán TLL có hiệu lực từ 5/1/2016. Theo đó chỉ bán dưới 10 gói TLL cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 - 1 triệu đồng/lần. Nếu tái phạm dù 1 gói cũng bị xử lý hình sự tội mua bán hàng cấm… Đối với hành vi buôn bán TLL, trước đây 1.500 gói mới bị khởi tố hình sự nay giảm xuống còn 500 gói đã bị khởi tố. |