当前位置:首页 > World Cup > 【tructiepbongda hom nay】Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả

【tructiepbongda hom nay】Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả

2025-01-26 00:27:04 [Cúp C2] 来源:Empire777
Chuyển đổi số,ệphóachấtchuyểnđổiXanhđểcạnhtranhhiệuquảtructiepbongda hom nay chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
Việc thực hiện sản xuất Xanh giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

Thách thức Xanh hóa ngành công nghiệp

Bà Nguyễn Thanh Phương, đại diện Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương) chia sẻ về những khó khăn khi các doanh nghiệp Việt Nam tiến tới Xanh hóa công nghiệp. Theo bà Phương, mặc dù đã có những chương trình về kinh tế Xanh, tăng trưởng Xanh và kinh tế tuần hoàn, việc thực hiện xanh hóa công nghiệp vẫn là một khái niệm mới và cũng chưa được định nghĩa cụ thể tại văn bản pháp luật.

Vấn đề nhận thức cũng là một trở ngại lớn. Nhiều doanh nghiệp chưa hoàn toàn hiểu rõ Xanh hóa công nghiệp là gì và phải triển khai ra sao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành hóa chất và phân bón phải đối mặt với khó khăn về năng lực tài chính khi muốn thay đổi nguồn nguyên liệu, công nghệ và đầu tư vào công nghệ xanh. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư vào chuyển đổi xanh đòi hỏi nguồn vốn lớn, điều này tạo ra rào cản lớn cho họ trong việc tiếp cận các giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường.

Bà Phương cũng nhấn mạnh, dù Việt Nam có chủ trương hướng tới sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, nhưng quá trình triển khai vẫn diễn ra nhỏ lẻ và chưa được đồng bộ.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phùng Ngọc Bộ, Trưởng Ban Kỹ thuật Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã chỉ ra ba lợi ích chính của việc loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm trong ngành hóa chất. Lợi ích lớn nhất là tạo ra một môi trường sống và làm việc trong lành, an toàn cho người lao động. Khi môi trường lao động được cải thiện, người lao động sẽ gắn bó và làm việc hiệu quả hơn, từ đó nâng cao năng suất của doanh nghiệp.

Lợi ích tiếp theo là về mặt kinh tế. Khi doanh nghiệp quản lý tốt công tác bảo vệ môi trường và giảm thiểu chất thải, chi phí xử lý chất thải cũng giảm đi đáng kể, góp phần giảm định mức tiêu hao và tiết kiệm chi phí.

Cuối cùng, việc thực hiện sản xuất Xanh giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp, đặc biệt là khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Những doanh nghiệp hóa chất thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường có thể tiếp cận các thị trường khó tính như EU và châu Âu, đồng thời đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 mà Việt Nam cam kết vào năm 2050.

Để hướng tới sản xuất Xanh, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã tập trung vào năm nhóm giải pháp chính. Trước hết là các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Việc sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ giúp giảm chi phí mà còn giảm phát thải khí nhà kính, một mục tiêu mà Tập đoàn luôn đặt lên hàng đầu. Giải pháp tiếp theo là tiết kiệm nhiên liệu.

Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng chú trọng đến việc xử lý và tái chế chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt là các sản phẩm như săm lốp cao su, pin ắc quy và bao bì. Cuối cùng, Tập đoàn chú trọng đến việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động về bảo vệ môi trường, từ đó khuyến khích họ chủ động trong các hoạt động bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Còn đối với ngành phân bón, theo ông Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, sản xuất Xanh đã trở thành xu hướng tất yếu đối với ngành phân bón nói riêng và hóa chất nói chung. Sản xuất Xanh không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.

“Riêng về phân bón, một trong những vật tư nông nghiệp quan trọng nhất của ngành nông nghiệp. Nếu xét theo FAO (Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc) thì vật tư đầu vào có rất nhiều, từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống đến các kỹ thuật khác, trong đó phân bón chiếm khoảng 40-70 % giá trị đầu vào. Khi nói tới sản xuất Xanh, tức là gắn với nông nghiệp Xanh thì phải chọn đầu vào tiết kiệm được năng lượng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên và đầu ra phải đảm bảo môi trường, phải bền vững”, ông Phùng Hà nói.

Những bước đi cần thiết để thúc đẩy Xanh hóa

Để thúc đẩy Xanh hóa trong ngành công nghiệp, bà Nguyễn Thanh Phương cho biết các doanh nghiệp cần tập trung vào một số nội dung cơ bản. Đầu tiên, cần tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu và tính toán các phương án giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng để tối ưu chi phí sản xuất. Việc lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt và giúp doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn môi trường.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tiếp cận các dự án Xanh và nguồn hỗ trợ từ chính sách nhà nước như tín dụng Xanh và trái phiếu Xanh. Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về tiêu chí môi trường, dành cho những dự án đầu tư liên quan đến dự án Xanh để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn hỗ trợ từ các chính sách nhà nước liên quan đến tín dụng xanh và trái phiếu Xanh.

“Không có cách nào khác là các doanh nghiệp phải tự nghiên cứu và tiếp cận những thông tin mới để có thể tìm ra những giải pháp để tiếp cận những nguồn đầu tư và thực hiện các dự án của mình”, bà Nguyễn Thanh Phương lưu ý và cho biết thêm, hiện nay, Bộ Công Thương đang tập trung nghiên cứu, đề xuất các nội dung cơ bản liên quan đến Xanh hóa các ngành công nghiệp như khái niệm Xanh hóa công nghiệp, bộ chỉ tiêu xác định mức độ Xanh hóa của các ngành công nghiệp.

Từ đó, xác định những thuận lợi cũng như khó khăn, vướng mắc trong giai đoạn hiện nay, để đề xuất các giải pháp, chính sách mới phù hợp trong việc thúc đẩy Xanh hóa các ngành công nghiệp tại Việt Nam giai đoạn đến năm 2030.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读