Về lý do cần thiết phải khôi phục lại nhiệm vụ này cho các trường đại học,ếnnghịkhôiphụcnhiệmvụđàotạotrìnhđộcaođẳngchocáctrườngđạihọlịch đá afc trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, TS Vũ Ngọc Hoàng – Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nêu: “Bậc đại học vốn bao gồm 4 trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được thể hiện nhất quán tại các luật, nghị định.
Tuy nhiên, năm 2014, Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp được thông qua với số phiếu không cao (55,1% số đại biểu tán thành).
Tại các điều 76, 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 đã bãi bỏ tất cả những quy định liên quan đến trình độ cao đẳng thuộc bậc đại học ở các luật trước đó. Chính điều này đang để lại nhiều hệ lụy”.
Những hệ lụy mà đại diện Hiệp hội nêu ra gồm: Thứ nhất, hạ chuẩn các trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, làm khuyết trình độ đào tạo thuộc bậc đại học.
Thứ hai, gây hạn chế vấn đề liên thông, khiến chương trình cao đẳng “không được tiếp cận trực tiếp với giáo dục đại học”.
Thứ ba,làm triệt tiêu thế mạnh của các cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng, đặc biệt là các trường đại học địa phương đang gặp trở ngại lớn, dẫn tới một số trường phải xin nhập vào Đại học Quốc gia.
Trên cơ sở này, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo xây dựng dự án sửa đổi Luật Giáo dục đại học, trình Quốc hội đưa vào chương trình sửa luật sớm nhất có thể.
Trong khi chờ sửa đổi Luật Giáo dục đại học, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng xem xét, cho phép khôi phục nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng chuyên nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học.
Bên cạnh đó, xem xét cho phép các cơ sở cao đẳng chuyên nghiệp (những đơn vị trước đây vận hành theo chỉ đạo, quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT) được tự đăng ký, lựa chọn hướng đi tiếp theo mô hình dạy nghề hoặc trở lại mô hình cao đẳng chuyên nghiệp.
Năm 2021, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội từng bác đề xuất chuyển hệ cao đẳng về lại Bộ GD-ĐT. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, việc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị đưa đào tạo cao đẳng về Bộ GD-ĐTlà còn thiếu cả cơ sở khoa học và thực tiễn. Lê Tấn Dũng - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thời điểm đó, nhấn mạnh việc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ phát huy những lợi thế của ngành; đồng thời gắn giáo dục nghề nghiệp với lao động, việc làm, thị trường lao động, an sinh xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp. Cơ quan này kiến nghị giữ ổn định hệ thống giáo dục, đào tạo hiện nay, đồng thời đẩy mạnh hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp để bảo đảm đạt chỉ tiêu phân luồng học sinh sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp. |