Nguồn tin của Bloomberg tiết lộ,ấpnhậnbánmìnhvớigiátỷtrực tiếp giải bóng đá Ban quản trị Toshiba hôm 23/3 chấp thuận đề nghị mua lại giá 2.000 tỷ yen (15,3 tỷ USD) từ một liên minh do Japan Industrial Partners (JIP) dẫn đầu. Trước đó, Nikkei cũng đưa tin Toshiba đã phê duyệt giải pháp sau khi hội đồng đặc biệt, bao gồm cả các giám đốc bên ngoài cùng 12 thành viên Ban quản trị, tiến hành thảo luận. JIP dự kiến thực hiện các thủ tục đưa Toshiba thành công ty tư nhân, chấm dứt quá trình tái cơ cấu. Quy trình xét duyệt liên quan đến luật cạnh tranh toàn cầu. Một khi được chấp nhận, JIP sẽ mua lại cổ phần từ các cổ đông hiện hữu. Thương vụ được hỗ trợ tài chính từ gần 20 công ty Nhật Bản, gồm Orix, Rohm và Chubu Electric Power, cũng như các khoản vay từ ngân hàng nội địa. Quyết định có thể “hạ màn” vở kịch đầy biến động tại Toshiba, doanh nghiệp nổi tiếng một thời của Nhật Bản, sau hàng loạt thị phi và bê bối đến mức phải tìm cách bán mình. Ban quản trị, chính phủ và phần lớn cổ đông ngoại của Toshiba xung đột ý kiến về tương lai của hãng. Các nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi nhuận, trong khi chính phủ ưu tiên giữ công nghệ và mảng kinh doanh nhạy cảm khỏi bàn tay nước ngoài. Nhà phân tích Mio Kato của hãng nghiên cứu LightStream xem đây là dấu hiệu tích cực vì một trong các vấn đề của Toshiba là thiếu chiến lược nhất quán do liên tục thay đổi định hướng. Dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm để thiết lập động lực tăng trưởng mới và tối ưu tiềm năng của các mảng kinh doanh mới nổi. Câu chuyện Toshiba đã trở thành “phép thử” cho quản trị doanh nghiệp tại Nhật Bản khi hàng loạt nhà đầu tư nổi bật nhìn thấy cơ hội và nắm cổ phần trong công ty. Họ bao gồm công ty quản trị Elliott của tỷ phú Paul Singer, Oasis Management của Seth Fischer và quỹ Effissimo Capital Management, 3D Investment Partners của Singapore. Một số công ty cổ phần tư nhân lớn nhất thế giới đã cân nhắc mua lại, bao gồm Bain Capital, CVC Capital Partners và KKR & Co. Mảng kinh doanh điện hạt nhân của Toshiba rất quan trọng với an ninh quốc gia. Nó liên quan đến việc ngừng hoạt động nhà máy điện nguyên tử Fukushima Dai-ichi, vốn bị sập trong vụ động đất, sóng thần năm 2011. Vì vậy, chính phủ khó chấp nhận việc chuyển giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp nước ngoài. Nếu vụ mua bán được thông qua, đây sẽ là một trong các thương vụ lớn nhất châu Á năm nay, vào thời điểm giao dịch trở nên chìm lắng. Theo Bloomberg, để nhận được cái “gật đầu” từ Ban quản trị không hề dễ dàng. Quá trình nhiều lần bị trì hoãn do liên minh của JIP đối mặt khó khăn khi xin bảo đảm tài chính vì các ngân hàng thận trọng hơn khi cấp vốn cho những thương vụ lớn trong môi trường kinh tế không thuận lợi. Toshiba đi từ thảm họa này đến thảm họa khác trong 8 năm qua, bắt đầu từ bê bối kế toán năm 2015, tàn phá lợi nhuận và dẫn đến tái cấu trúc trên toàn bộ tập đoàn. Toshiba còn phải cho phá sản mảng điện hạt nhân tại Mỹ, buộc phải bán bộ phận chip đắt giá, chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư ngoại. Từ đó tới nay, cổ đông và lãnh đạo công ty thường xuyên xung đột. Năm 2020, khi Effissimo muốn đưa một trong các nhà sáng lập vào Ban quản trị, các cổ đông đã phủ quyết. Nghi ngờ về phiếu bầu, Effissimo đề xuất bổ nhiệm điều tra viên độc lập để giám sát và giành thắng lợi vào năm 2021. Đầu năm 2022, cổ đông phủ quyết đề xuất của Ban lãnh đạo chia đôi công ty. Kế hoạch thất bại buộc Toshiba tăng tốc tìm ra lựa chọn chiến lược cho tương lai, bao gồm khả năng bán mình. JIP được chọn là nhà thầu được ưu tiên vào tháng 10 cùng năm. JIP do Hidemi Moue thành lập năm 2002. Ông bắt đầu sự nghiệp tại Ngân hàng công nghiệp Nhật Bản. JIP nổi tiếng nhất với thương vụ thâu tóm nhà sản xuất máy tính Vaio từ Sony năm 2014. (Theo Bloomberg, Nikkei) 10 công ty muốn mua lại tập đoàn điện tử Toshiba của Nhật BảnThông báo của Toshiba nêu rõ 10 công ty đã gửi cam kết bảo mật cho Toshiba để giành quyền tiếp cận thông tin chi tiết về tình hình kinh doanh và tài chính của công ty. |