Empire777Empire777

【kqbd nice】Thay đổi chiến lược huy động nguồn tài chính cho phát triển

thay doi chien luoc huy dong nguon tai chinh cho phat trien

Cần ưu tiên để thúc đẩy nguồn lực đầu tư từ khu vực doan nghiệp tư nhân.

Thuế không đủ bù đắp sụt giảm nguồn thu

Báo cáo mới được công bố của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam đã cho thấy những thay đổi trong bức tranh tài chính phát triển ở Việt Nam. Theđổichiếnlượchuyđộngnguồntàichínhchopháttriểkqbd niceo đó, mặc dù tổng nguồn lực tài chính cho phát triển ở Việt Nam (nguồn công và tư, nguồn quốc tế và trong nước) đã gia tăng về số lượng, với nguồn lực tài chính cho phát triển trên đầu người tăng từ 511 USD/người năm 2002 lên đến 1.226 USD /người vào năm 2015, nhưng vẫn còn thấp hơn mức bình quân của các nước ASEAN (1.937 USD/người). Hơn nữa, từ năm 2007, tỷ trọng tổng đầu tư trên GDP đã giảm xuống. Từng có lúc cao nhất trong các nước ASEAN ở mức hơn 30% GDP từ năm 2000 và đạt đến gần 40% GDP năm 2007, tỷ trọng này đã giảm dần xuống mức bình quân của các nước ASEAN (chưa đến 30% GDP) năm 2015.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy nguồn thu từ thuế không đủ để bù đắp sự sụt giảm nguồn thu từ dầu thô và hoạt động XNK. Cụ thể, tỷ trọng thu ngân sách phi viện trợ của Chính phủ trên GDP đã giảm từ hơn 26% trong các năm 2006-2008 xuống còn khoảng 22-23% năm 2012-2015. Mức sụt giảm này là do tình trạng sụt giảm nguồn thu từ dầu thô (chiếm 30% tổng thu ngân sách phi viện trợ năm 2005 xuống còn 6,84% năm 2015) và nguồn thu từ hoạt động XNK (23,64% năm 2009 xuống còn 17,16% năm 2015) do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. “Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực bù đắp cho sự sụt giảm các nguồn thu từ dầu thô và các hoạt động XNK, nhưng mức gia tăng các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí vẫn không đủ để đảo ngược xu hướng giảm tỷ trọng thu ngân sách phi viện trợ trên GDP”, TS.Hồ Đình Bảo, Giảng viên khoa Kinh tế (Đại học Kinh tế quốc dân), Trưởng nhóm nghiên cứu của UNDP cho biết.

Cũng theo TS.Hồ Đình Bảo, nhằm tài trợ cho thâm hụt ngân sách và ngăn chặn tình trạng giảm sút hơn nữa mức đầu tư công, vay trong nước của Chính phủ tăng vọt, tồn dư nợ công trong nước năm 2015 tăng gần 2,5 lần so với năm 2011, ẩn chứa nhiều rủi ro. Đơn cử, hầu hết trái phiếu Chính phủ đều do các ngân hàng thương mại nắm giữ với tỷ trọng lên đến 79,6% cuối năm 2011 và 55,4% cuối năm 2016. “Điều đó cho thấy hai rủi ro chính. Một là, suy giảm tính bền vững của các ngân hàng thương mại, bởi bất kỳ một sự sụt giảm đột ngột nào về giá trị trái phiếu Chính phủ cũng có thể gây ra hậu quả tiêu cực tức thời cho bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng và hai là gia tăng khó khăn cho các DN tư nhân, đặc biệt là các DNVVN trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng có chi phí hợp lý từ các ngân hàng thương mại”, TS.Hồ Đình Bảo nói.

Các chuyên gia từ UNDP cũng cảnh báo, các dòng ODA chảy vào Việt Nam đã giảm đáng kể, trong khi đó, dư nợ công và nợ chính phủ của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng (ở mức 63,7% năm 2016), làm cho tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam từ mức thấp nhất trong các nước ASEAN trong giai đoạn 2000-2005 trở thành mức cao nhất trong năm 2016. Chưa kể, nguồn kiều hối vào Việt Nam luôn ở mức cao, nằm trong nhóm 10 nước đứng đầu thế giới, nhưng đầu tư tư nhân trong nước lại chưa trở thành nguồn tài chính then chốt thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam được đánh giá là có khối lượng lớn nhưng chất lượng còn khiêm tốn.

Tăng tốc phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn phát triển mới với tư cách là nước có mức thu nhập trung bình thấp trong khi bức tranh tài chính cho phát triển thay đổi nhanh chóng, do đó đòi hỏi phải có một sự thay đổi trong chiến lược huy động và sử dụng các nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh cho rằng, thách thức lớn nhất của Việt Nam là tìm kiếm nguồn lực cho phát triển, cho đầu tư cơ sở hạ tầng để có thể theo đuổi Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Việt Nam. Hiện các dòng vốn tài chính luân chuyển rất nhanh trong bối cảnh đất nước ta có sự thay đổi lớn, các nhà tài trợ quốc tế, song và đa phương đã rút lui nguồn vốn ưu đãi, tài trợ không hoàn lại. Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực cho phát triển là rất lớn, Chính phủ Việt Nam cần đánh giá tổng thể, đầy đủ về nguồn lực tài chính cho phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh cho rằng, mặc dù đã đưa ra nhiều quyết sách, tuy nhiên đầu tư tư nhân trong nước chưa thể vượt lên trên đầu tư FDI để trở thành then chốt cho phát triển kinh tế. Vì vậy, thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân trong nước phải được coi là yếu tố chính để phát triển nền kinh tế trong nước bền vững. Khu vực FDI có đóng góp lớn thì DN trong nước phải vươn lên theo kịp và có đóng góp lớn hơn.

Theo bà Caitlin Wiesen, Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam, sự gia tăng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và việc mở rộng nguồn tài chính tư nhân trong nước là ưu tiên hàng đầu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tài chính để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, để bảo đảm các nguồn tài chính công đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện thành công các mục tiêu này, cần mở rộng diện thu thuế như là một nguồn thu ngân sách thường xuyên hơn, tăng nguồn thu ngân sách từ việc quản lý tốt hơn các tài sản nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả chi tiêu Chính phủ và đầu tư công, cùng với nỗ lực quản lý tốt nợ công. Khuyến nghị của các chuyên gia của UNDP chính là cần tăng tốc phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Khi đầu tư tư nhân trong nước còn thấp và tăng chậm, sự cần thiết của việc khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng trong giai đoạn phát triển tới đây của Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách và các văn bản chiến lược của Việt Nam ghi nhận. Xử lý các cản trở sự phát triển khu vực tư nhân và mở rộng đầu tư tư nhân trong nước là một trong các ưu tiên cao nhất của Việt Nam.

TS. Hồ Đình Bảo cho rằng, quan trọng nhất, Việt Nam phải bảo đảm các nguồn lực có thể được huy động và sử dụng cho những khoản đầu tư có hiệu quả, mang lại các kết quả phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, ưu tiên then chốt là phải đẩy mạnh sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và mở rộng đầu tư ở Việt Nam. “Cơ quan chức năng cần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân trong nước. Trong đó có cả việc cải cách các DNNN và sửa đổi chính sách thu hút FDI nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các công ty tư nhân trong nước gia nhập thị trường và tăng cường mối liên kết của các công ty này với các chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu. Nhà nước cần thực hiện các chính sách và cung cấp sự hỗ trợ có trọng điểm để các DN tư nhân trong nước phát triển về quy mô, nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, cải thiện các mối liên kết với các chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu”, TS. Hồ Đình Bảo khuyến nghị.

Ông Haoliang Xu, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, Giám đốc UNDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương:

Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước tăng gấp đôi vào năm 2015 so với năm 2002, song chỉ chiếm 40% tổng tài chính cho phát triển, tỷ lệ đầu tư tư nhân trên đầu người của Việt Nam là 490 USD so với mức trung bình của các nước ASEAN là 690 USD, trong nhóm thấp nhất khu vực ASEAN. Việt Nam huy động đầu tư tư nhân, thu hút những dự án FDI liên kết công ty trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh thu thuế, quản lý tài sản công và áp dụng thuế tài sản, thuế môi trường; xây dựng khuôn khổ tài chính phối hợp cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững”.

赞(575)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【kqbd nice】Thay đổi chiến lược huy động nguồn tài chính cho phát triển