您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【cap nhat ket qua bd】TP. Hồ Chí Minh: Ngành da giày khó khăn trong phát triển công nghiệp hỗ trợ 正文

【cap nhat ket qua bd】TP. Hồ Chí Minh: Ngành da giày khó khăn trong phát triển công nghiệp hỗ trợ

时间:2025-01-09 23:36:47 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Ngành da giày còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu NK. Ảnh: Nguyễn Huế Ngành da giày TP.HCM chủ yếu l cap nhat ket qua bd

tp ho chi minh nganh da giay kho khan trong phat trien cong nghiep ho tro

Ngành da giày còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu NK. Ảnh: Nguyễn Huế

Ngành da giày TP.HCM chủ yếu là gia công xuất khẩu,ồChíMinhNgànhdagiàykhókhăntrongpháttriểncôngnghiệphỗtrợcap nhat ket qua bd việc sản xuất cung ứng nguyên phụ liệu của ngành phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước ngoài. Trong đó, nguyên phụ liệu của sản xuất giày dép, đồ da XK chủ yếu NK từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc theo sự chỉ định của đối tác. Trong những năm gần đây, tuy một số DN đã có sự chủ động hơn về nguồn nguyên phụ liệu nhưng cũng chỉ sản xuất được các loại nguyên phụ liệu đơn giản như đế giày, khoen, khuy, khóa, lót giày, thùng carton... còn nguyên liệu chính là da và nguyên liệu giả da thì vẫn phụ thuộc phần lớn vào NK bởi vì ngành thuộc da còn hạn chế các sản phẩm da sống, da tổng hợp, da nhân tạo đều chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, chất lượng thấp. Theo khảo sát do Viện Nghiên cứu Chiến lược và chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) thực hiện năm 2014 về tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp hỗ trợ giày da TP.HCM thì tỉ lệ nội địa hóa của ngành CNHT cho cụm giày dép da và giả da cho người lớn mới chỉ đạt 37%, cụm giày dép da và giả da cho trẻ em đạt 38,5%, ngành giày dép vải đạt 41%, cụm giày thể thao đạt 39% và cụm sản phẩm khác có dùng da, giả da đạt 38%.

Theo phân tích của ông Nguyễn Văn Khánh Tổng Thư ký Hội da giày TP.HCM, đầu tư vào ngành thuộc da hiện đang gặp nhiều khó khăn do các DN Việt Nam chủ yếu là DN vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, không đủ sức đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện nay cả nước cũng đã có khoảng 10 DN thuộc da nhưng cũng mới chỉ đáp ứng cho hàng sản xuất phục vụ thị trường nội địa và XK tại chỗ. Bên cạnh đó, việc chưa có các tiêu chuẩn rõ ràng về chất thải cũng đang hạn chế sự phát triển của ngành thuộc da. Đây cũng là lí do khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này dù đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng và đang được Việt Nam khuyến khích.

Năm 2015 được coi là một năm có nhiều đột phá đối với ngành da giày với hàng loạt Hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn như EU, Mỹ, ASEAN... đã được kí kết và chuẩn bị kết thúc đàm phán. Tuy nhiên, theo đánh giá của các DN, cơ hội tuy lớn nhưng hưởng lợi không nhiều do khả năng của DN đáp ứng các tiêu chuẩn của các hiệp định còn hạn chế. Hiện mới chỉ có một số ít DN có tiềm lực mạnh đã có những động thái đón đầu cơ hội như đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu Công ty Giày Gia Định, Công ty Việt Á Châu, Công ty Đông Hưng... Nguyên nhân, theo các DN là do việc đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu còn gặp phải không ít khó khăn.

Theo ông Nguyễn Chí Trung Giám đốc Công ty giày Gia Định, khó khăn lớn nhất của các DN da giày khi đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu là về tài chính. Hiện nay hầu như các DN vẫn phải “tự bơi” do chưa có chính sách ưu đãi cho DN đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu. Mặc dù Chính phủ và Bộ Công Thương khuyến khích các DN đầu tư để đón đầu hội nhập nhưng muốn đầu tư được thì các DN phải được ưu đãi về lãi suất vì đây là vốn vay, trung dài hạn. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách ưu đãi về đất đai thuế để tạo điều kiện cho DN đầu tư.

Là một DN có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực CNHT cho ngành da giày, ông Nguyễn Văn Thịnh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại - Sản xuất Việt Á Châu cho rằng, tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN ngày càng khó khăn hơn do chính sách ngày càng thay đổi theo hướng bất lợi cho DN. Đơn cử như, trước đây máy móc thiết bị nhập về đầu tư mở rộng được miễn thuế nhưng mấy năm gần đây phải chịu thuế GTGT; Một số loại còn phải chịu thuế NK. Một số nguyên liệu gốc phục vụ sản xuất như nhựa, dung môi, hóa chất cũng phải chịu thuế NK từ 5%-20% làm đội giá thành sản phẩm khiến cho DN không thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Tương tự, về tiêu chuẩn môi trường, với tiêu chuẩn nước thải phải đạt loại A thì không chỉ DN trong nước, ngay cả các DN nước ngoài cũng không đáp ứng được... Ngoài ra sự thay đổi liên tục về chính sách cũng khiến cho tài sản và chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng của DN chịu không ít rủi ro.

Cũng liên quan đến cơ chế, chính sách, ông Thịnh cho rằng, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho DN trong nước về thuế, đất đai, thủ tục giấy tờ... vì so với các DN nước ngoài, các DN trong nước còn yếu cả về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Nếu không được hưởng ưu đãi, DN sẽ không có nền tảng để cạnh tranh.