Tại hội thảo “Chiến lược phát triển năng lượng xanh và tiết kiệm năng lượng của Việt Nam đến năm 2020 có xét đến năm 2030 và hiện trạng triển khai ở TP. Hồ Chí Minh",ốntiếtkiệmđiệnphảicónhiềusảnphẩmđểngườidânsửdụtin chuyển nhượng ac milan diễn ra ngày 17/7 nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang gặp thách thức lớn trong việc ổn định nguồn năng lượng.
Theo đó, năm 2019, số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho thấy, lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thống điện quốc gia đã đạt công suất lên đến gần 39.000 MW. Chỉ riêng ngày 20/5, công suất hệ thống điện toàn quốc đã đạt tới 36.885 MW, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2018. Sản lượng điện của cả nước cũng ghi nhận con số cao kỷ lục ở mức 785,92 triệu kWh, tăng đến 15% so với mức cùng kỳ năm 2018. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, thống kê của Trung tâm đo đếm hệ thống điện TP. Hồ Chí Minh cho thấy lượng điện năng tiêu thụ của thành phố đạt mức 90,038 triệu kWh, cao hơn 10% so với đỉnh của năm 2018; cao gấp 2,5 lần so với ngày thấp nhất tính từ đầu năm 2019.
Trên thực tế, để có nguồn điện sử dụng phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp, các loại điện từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời… đã được phát triển trên khắp Việt Nam. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm năng lượng - Viện Năng lượng của Bộ Công Thương thì đây là nguồn không điện ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết, và sức gió… Với thực trạng này, ông Nguyễn Phương Đông - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - khẳng định: Việt Nam phải có những giải pháp hiệu quả trong việc tiết kiệm năng lượng. Muốn vậy phải có những sản phẩm, thiết bị tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp sử dụng. Song hiện nay trên thị trường việc phát triển sản phẩm tiết kiệm điện còn khá ít. Do đó Bộ Công Thương đang xây dựng chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia sản xuất vào lĩnh vực này. Hỗ trợ ở đây có thể là kỹ thuật và tài chính để thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh thiết bị tiết kiệm điện được phát triển hơn.
|