Bài 1: Đảm bảo an ninh lương thực trước "bão giá gạo" toàn cầu Ứng phó diễn biến khó lường từ thị trường gạo |
Qua hơn 7 tháng đầu năm 2023,àiKhôngđểxảyratìnhtrạngđầucơtrụclợigiágạtỷ số greuther furth giá gạo đã tăng đột biến ngay cả trong các cường quốc lương thực như Việt Nam.
Trước những biến động khó lường của thị trường gạo thế giới, xác định “trong nguy có cơ”, ngành Công Thương Việt Nam cần phải nắm bắt kịp thời để phát triển thị trường, thu lại lợi nhuận cao nhất khi xuất khẩu gạo đồng thời cũng phải giám sát chặt không để xảy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi mặt hàng gạo trong nước.
Cần Thơ đang là tâm điểm mua bán gạo trên cả nước. |
Để tiếp tục triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao tại Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 15 tháng 8 năm 2023 về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân tập trung triển khai các nhóm giải pháp cụ thể.
Trước tiên, về hoàn thiện thể chế, Bộ Công Thương yêu cầu khẩn trương rà soát, hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các thương nhân xuất khẩu gạo.
Để giá gạo Việt Nam tốt nhất trên thị trường thế giới, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc, hiệp hội và thương nhân đẩy mạnh tìm kiếm, thông tin và phát triển thị trường. Trong đó, tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn và kịp thời thông tin tới các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và PTNT khai tác tốt cơ chế ưu đãi của các FTA mà nước ta là thành viên để chủ động đàm phán với các đối tác nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.
Hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và xử lý có hiệu quả tranh chấp thương mại quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa các hình thức thương mại truyền thống và trực tuyến nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các thị trường truyền thống (như Philippines, Indonesia, khu vực châu Phi, Trung Quốc)và khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao mà ta đã thâm nhập được trong các năm vừa qua (như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, khu vực Bắc Mỹ…).
Phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của thương nhân về những quy định của các cơ chế hợp tác đa phương và song phương mà nước ta đã ký kết để tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan dành cho Việt Nam.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam triển khai kiểm tra thi hành pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo. Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tại các địa phương theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, đầu cơ trục lợi, đẩy giá gạo trong nước lên cao.
Đội QLTT số 1 tỉnh Bến Tre thu giữ kho gạo lậu lên tới 52 tấn. |
Thông tin từ Tổng Cục QLTT cho biết, ghi nhận từ một số địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh đã chủ động thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm với mặt hàng gạo. Đơn cử tại Bến Tre, theo Cục Quản lý thị trường tỉnh này, trước tình hình thị trường gạo trong nước tiềm ẩn nhiều phức tạp, nhằm ổn định nguồn cung ứng gạo cho người tiêu dùng, Cục đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng kiểm tra, kiểm soát địa bàn và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm về gian lận xuất xứ, bảo vệ thương hiệu gạo Việt Nam.
Tại Kiên Giang, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang cũng có chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo. Theo đó, ngày 17/8/2023 Đội Quản lý thị trường số 3 đã tiến hành rà soát, giám sát 08 cơ sở kinh doanh mặt hàng gạo trên địa bàn thành phố Hà Tiên; đồng thời các hộ này đã ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng. Đặc biệt cam kết niêm yết giá và bán đúng giá theo quy định, không đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý…
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, giá cả các loại hàng hóa nói chung và gạo nói riêng phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu. Vì vậy, hiện nay các thị trường lớn về xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ có những chủ trương lớn liên quan đến gạo như Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu gạo, Thái Lan khuyến cáo nông dân giảm diện tích trồng lúa do hạn hán... đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu trong thời gian gần đây. Giá gạo xuất khẩu tăng vọt, đồng thời, đẩy giá gạo trong nước của nhiều quốc gia tăng cao.
Theo đó, để đảm bảo Chỉ số giá tiêu dùng CPI không tăng quá cao, liên tục trong các buổi họp Tổ điều hành thị trường trong nước hàng tháng, Bộ Công Thương đã đề nghị các địa phương thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo cung cầu các mặt hàng thiết yếu, trong đó có nhóm mặt hàng lương thực thực phẩm. Đồng thời nghiêm túc triển khai chương trình bình ổn giá chứ không đợi đến thời điểm cuối năm hay dịp lễ tết.
Đã đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc giám sát chặt việc mua bán gạo, đặc biệt là công tác thu mua gạo tại các vựa lúa như đồng bằng Sông Cửu Long. Theo đó, cần đảm bảo lợi ích cho người nông dân, xử lý nghiêm các hiện tượng đầu cơ, trục lợi, bán gạo chất lượng kém, không có nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng trong nước.