Đòn bẩy tài chính
TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển được hơn 15 năm nhưng lại chưa có một thị trường phái sinh dựa trên các công cụ là chứng khoán để hỗ trợ nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro biến động giá. Trên thị trường mới chỉ có các công cụ đầu tư cơ bản như: Cổ phiếu,ứngkhoánpháisinhCơhộithuhútdòngvốnnướcngoàthứ hạng của câu lạc bộ bóng đá pohang steelers trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
Chính vì vậy, theo Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội Nguyễn Thị Hoàng Lan, xây dựng TTCK phái sinh nhằm thúc đẩy phát triển thị trường vốn và cấu trúc lại mô hình tổ chức TTCK theo hướng tổ chức lại các sàn giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và hình thành sàn giao dịch phái sinh có tổ chức.
Tuy nhiên, đây là thị trường tài chính bậc cao, là một bước phát triển có dấu ấn cho TTCK Việt Nam nên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trong 3 năm qua, Bộ Tài chính đã cùng với các Sở Giao dịch, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, thành viên thị trường nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý, thiết kế sản phẩm, hạ tầng công nghệ, tuyên truyền, đào tạo để sớm đưa TTCK phái sinh vào vận hành.
Đứng ở góc độ thành viên thị trường, ông Trịnh Hoài Giang kỳ vọng, việc đưa TTCK phái sinh vào vận hành trong năm 2016 sẽ giúp hỗ trợ TTCK cơ sở phát triển, có tác dụng hỗ trợ ngược lại thị trường cổ phiếu, trái phiếu. Về lâu dài, các sản phẩm chứng khoán phái sinh không chỉ giúp bảo vệ lợi nhuận của nhà đầu tư trên TTCK mà còn giúp phòng ngừa rủi ro đối với các sản phẩm khác như hàng hóa, lãi suất như thông lệ của các nước trên thế giới.
Đồng thời, TTCK phái sinh cũng sẽ góp phần thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận cho các công ty chứng khoán, thông qua hoạt động môi giới, tự doanh. Hiện tại đã có khoảng 20 công ty chứng khoán đáp ứng được điều kiện về quy mô vốn trên 800 tỷ đồng, công nghệ và chứng chỉ hành nghề để tham gia TTCK phái sinh.
Mặt khác, với sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ của TTCK phái sinh sẽ mở ra cánh cửa đầu tư mới cho cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi từ trước đến nay, sân chơi trái phiếu gần như mặc định dành cho các ngân hàng, định chế tài chính. Nguyên nhân là để tham gia đấu thầu trên sơ cấp hoặc giao dịch trên thứ cấp, giá trị tối thiểu của lô giao dịch trái phiếu được quy định là 50 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhờ công cụ hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, các định chế tài chính có thêm giải pháp phòng ngừa rủi ro giá trái phiếu trong cấu trúc tài sản.
Tạo cơ chế mở
Trong tháng 3 này, Bộ Tài chính chính thức ban hành Thông tư hướng dẫn TTCK phái sinh (Thông tư 11/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7 tới) đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ khi triển khai TTCK phái sinh. Theo đó, Bộ Tài chính đã đưa ra các quy định cụ thể đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh; Các thành viên giao dịch, thanh toán bù trừ như: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng cung cấp dịch vụ cho TTCK phái sinh… nhằm sớm đưa TTCK phái sinh vào triển khai, với hai sản phẩm ban đầu là hợp đồng tương lai chỉ số và hợp đồng tương lai trái phiếu. Ngoài ra, các quy định của Bộ Tài chính đều hướng tới thúc đẩy quá trình tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư theo hướng gia tăng sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức, các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có trình độ hiểu biết cao hơn vì chứng khoán phái sinh là sản phẩm phức tạp, thường dành cho các nhà đầu tư có tổ chức. Đồng thời, nâng cao vai trò quản lý và giám sát của Nhà nước trên TTCK phái sinh.
Mới đây nhất, ngày 16-3, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã công bố mô hình và kế hoạch phát triển hệ thống giao dịch và hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh. Hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được thiết kế với 3 chức năng: Quản lý thành viên, giao dịch và thống kê, cảnh báo và phòng ngừa rủi ro. Hệ thống sẽ phân loại, phân quyền khác nhau cho 2 loại thành viên giao dịch thông thường và thành viên tạo lập thị trường. Các thành viên tạo lập thị trường được thực hiện tạo lập thị trường cho từng loại hợp đồng chứng khoán phái sinh và quản lý thành viên này theo nguyên tắc: Niêm yết giá, khối lượng giao dịch, thời gian niêm yết giá. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, hệ thống giao dịch và hệ thống bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, các nghiệp vụ trên TTCK phái sinh khá mới mẻ, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, các thành viên thị trường không những cần nắm chắc quy định pháp lý và hiểu biết về sản phẩm mà còn có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý để đảm bảo sự vận hành an toàn, ổn định của thị trường.
Đó cũng là lo lắng mà đại diện Công ty Chứng khoán MB gửi tới lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán tại Hội nghị thành viên thị trường năm 2016 tổ chức gần đây tại Hà Nội. Theo Công ty Chứng khoán MB, nhìn lại báo cáo của Ngân hàng Thế gới về TTCK phái sinh tại các quốc gia mới nổi ở châu Á năm 2006 có đề cập tới 3 trụ cột để phát triển TTCK phái sinh là: Thanh khoản, hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng. Nhưng sang năm 2007, khi thị trường tài chính thế giới chứng kiến sự đổ vỡ của hàng loạt các tổ chức định chế tài chính thì vấn đề quản trị rủi ro đã trở thành bài học và là trụ cột đối nhà hoạch định chính sách và tổ chức triển khai thị trường.
Từ đó, Công ty Chứng khoán MB đề xuất, để chuẩn bị tốt cho TTCK phái sinh thành công ở Việt Nam, cơ quan quản lý cần xác định đối tượng nhà đầu tư tham gia thị trường là các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trong nước và nước ngoài, các nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp. Trong giai đoạn đầu, các nhà đầu tư tổ chức sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tạo thanh khoản thị trường; đồng thời tạo lực hút lôi kéo các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, Sở Giao dịch Chứng khoán phối hợp với công ty chứng khoán thành viên xây dựng một hệ thống giao dịch ảo để cho nhà đầu tư thử nghiệm giao dịch, bù trừ thanh toán. Cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng một cơ chế và thủ tục nội bộ kiểm soát rủi ro chặt chẽ đối với các công ty chứng khoán.
Tại Việt Nam, giai đoạn năm 2005, phái sinh tiền tệ là loại công cụ phái sinh đã manh nha, xuất hiện ở một số ngân hàng như: Techcombank, Eximbank và một số ngân hàng nước ngoài. Trên thị trường hàng hóa trong nước có 3 sàn giao dịch là Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín…, đã bước đầu triển khai một số sản phẩm phái sinh như Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam thực hiện niêm yết và giao dịch Hợp đồng tương lai của 3 nhóm hàng hóa gồm: Cà phê, cao su và thép thỏi cán nóng. Tuy nhiên, các sản phẩm phái sinh còn mang tính tự phát, thiếu sự quản lý của Nhà nước và mang tính rủi ro cao. |