trạm thu phí Cao Bồ trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình của VEC. |
Theàmrõthẩmquyềnđiềuchỉnhgiádịchvụtạituyếnđườngcaotốccủlịch đấuo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC, tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách áp dụng cho các dự ánđầu tư, khai thác đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư có quy định: “VEC quyết định mức thu phí đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, đảm bảo yêu cầu hoàn vốn của dự án (trừ các dự án cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu áp dụng mức thu phí do Nhà nước quy định”.
Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý quy định: “đối với dự án đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và các dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư thì chủ đầu tư dự án được quyết định mức thu theo cơ chế, chính sách thí điểm do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho đến khi có quyết định thay thế và trên nguyên tắc không vượt mức giá tối đa quy định tại Điều 6 của Thông tư này”.
Về quy định mức giá tối đa, Bộ GTVT đã quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 28/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 cụ thể “Mức giá tối đa cho một lần sử dụng dịch vụ đường bộ là mức thu tối đa quy định cho từng nhóm phương tiện tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này (mức giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng)”. Cụ thể, đối với nhóm xe loại 1 mức giá tối đa được quy định là 2.100 đồng/km; nhóm xe loại 2 là 3.000 đồng/km; xe loại 3 là 4.400 đồng/km; xe loại 4 là 8.000 đồng/km; xe loại 5 là 12.000 đồng/km.
Tại khoản 4 Điều 6 của Thông tư số 28 cũng quy định, “khi các yếu tố hình thành giá trong nước có biến động ảnh hưởng đến phương án tài chínhcủa dự án, Bộ GTVT xem xét, điều chỉnh mức giá tối đa trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật về giá. Mức giá khởi điểm trong quá trình lập dự án đầu tư theo hình thức PPP không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư này”.
Hiện nay, mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với toàn bộ các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác không vượt mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT.
Cụ thể, mức phí đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đối với nhóm xe loại 1 là 1.500 đ/km cho đoạn 4 làn xe và 1.000 đ/km cho đoạn 2 làn xe; đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là 1.500 đ/km; đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là 1.500 đ/km và đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là 2.000 đ/km.
Trong trường hợp mức giá VEC điều chỉnh cao hơn giá tối đa tại Thông tư này, VEC sẽ báo cáo Bộ GTVT theo quy định.
Trước đó, VEC cũng đã làm rõ, biểu phí áp dụng từ ngày 1/1/2023 là mức giá điều chỉnh sau khi việc giảm thuế giá trị giá tăng từ 10% thành 8% hết hiệu lực áp dụng (căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội) và thực hiện làm tròn các mệnh giá cước phí đến hàng nghìn đồng.
Việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ đã được đơn vị cung cấp dịch vụ niêm yết tại các trạm thu phí và thông báo công khai trên website của VETC thu phí không dừng.
Tuy nhiên, với trách nhiệm của chủ đầu tư dự án, VEC thành thật xin lỗi quý khách hàng, người tham giao thông về sơ suất khi chậm thông báo rộng rãi việc điều chỉnh phương pháp tính giá theo cách làm tròn các mệnh giá do áp dụng công nghệ thu phí tự động không dừng, dẫn đến hiểu lầm về mức giá sử dụng dịch vụ đường cao tốc sau khi điều chỉnh thuế giá trị gia tăng từ 8% lên 10%.
“Kể từ khi các tuyến cao tốc được đưa vào khai thác đến nay, VEC khẳng định chưa thực hiện bất cứ lần tăng giá nào theo lộ trình đã được xác định trong phương án tài chính (3 năm/lần). Khi thực hiện tăng giá theo lộ trình, VEC cam kết sẽ thông báo đầy đủ, rộng rãi đến người tham gia giao thông theo đúng quy định”, đại diện VEC nhấn mạnh.